Bu lông con tán: Đặc điểm, Phân loại và Ứng dụng

Bu lông con tán: Đặc điểm, Phân loại và Ứng dụng

Bu lông con tán là gì ?

#1. Bu lông  

Bu lông là một chi tiết cơ khí thường dùng để kết nối hai hoặc nhiều bộ phận lại với nhau. Nó gồm một trục tròn có các răng xoắn ốc ở bề ngoài và một đầu có mũ hoặc phẳng để lắp chặt. Quá trình lắp bu lông thường là việc xoắn chặt nó vào các bộ phận khác nhờ vào sức căng của đai ốc, giữ chúng vững chắc và chặt chẽ. Bu lông được sản xuất từ nhiều loại vật liệu như thép, nhôm, hợp kim, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật.

#2. Con tán (ecu)

Con tán, hay còn được biết đến với tên gọi là đai ốc hoặc ê cu, là một khối kim loại có một lỗ ren ở trung tâm. Thường được sử dụng cùng với bulong, thanh ren hoặc vít để tạo ra ma sát ren và sức nén để kết hợp các chi tiết với nhau.

Đai ốc được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau, như lục giác, vuông, chữ T  v.v., để phù hợp với nhiều  loại bulong hoặc ứng dụng cụ thể. Trong đó, đai ốc hình lục giác là loại phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng hiện nay.

Ứng dụng của Bu lông, con tán 

Bu lông và con tán là những phụ kiện cơ khí quan trọng trong nhiều lĩnh vực và có nhiều ứng dụng khác nhau như:

-  Kết nối các bộ phận cấu trúc trong xây dựng như cột, dầm, và khung kết cấu.

-  Lắp ráp và kết nối các bộ phận của xe ô tô như động cơ, hộp số, và bánh xe.

-  Lắp ráp và kết nối các máy móc, thiết bị, và bộ phận cơ khí 

- Liên kết các linh kiện và bảng mạch trong lĩnh vực điện tử 

- Sản xuất và bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị hàng không và vũ trụ…

Phân loại bu lông con tán

Bu lông 

#1 Bulong lục giác (Hex head bolts)

Là một trong những loại bu lông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay , tiêu biểu trong các lĩnh vực như lắp ráp, cơ khí, xây dựng…Loại bu lông này đôi khi có khách hàng gọi là vít lục giác hoặc bu lông máy.

Chúng được thiết kế sử dụng cùng đai ốc (ecu,tán, ê-cu) và vòng đệm (long đen) như 1 phần không thể thiếu trong các mối ghép liên kết. Chúng cũng có thể lắp đặt trực tiếp vào lỗ đã được gia công ren theo tiêu chuẩn.

  • Vật liệu: Thép các bon, thép không gỉ INOX, Đồng, titan…

  • Xử lý bề mặt : mạ kẽm điện phân, mạ nhúng nóng, xi mạ đen, mạ dacromet, mạ crom

  • Cường độ bu lông: cấp bền 4.8, 5.6, 6.8, 8.8, 10.9, 12.9.

  • Kích thước : từ M3-M52, kích thước lớn hơn sản xuất theo bản vẽ.

  • Tiêu chuẩn: Áp dụng các tiêu chuẩn vào sản xuất như DIN, ASTM, GB, JIS..

#2 Bulong cổ vuông

Bu lông đầu tròn cổ vuông, còn gọi là bulong cổ vuông, là loại bu lông có đầu mũ tròn trơn, được tiện ren ruột và ren lửng. Dưới mũ là phần cổ vuông 4 cạnh, chỉ sử dụng để bắt vào lỗ vuông, giúp ngăn chặn việc xoay hoàn toàn.

  • Vật liệu: Thép các bon, thép không gỉ INOX,...

  • Xử lý bề mặt : mạ kẽm điện phân, mạ nhúng nóng, xi mạ đen, mạ dacromet, mạ crom

  • Cường độ bu lông: cấp bền 4.8, 5.6, 6.8, 8.8, 10.9, 12.9.

  • Kích thước : từ M3-M52, kích thước lớn hơn sản xuất theo bản vẽ.

  • Tiêu chuẩn: Áp dụng các tiêu chuẩn vào sản xuất như DIN, ASTM, GB, JIS..

#3 Bulong chữ T

Bu lông chữ T là dạng bulong có một phần đầu hình chữ T đặc biệt, thường được đặt vào các khe hoặc rãnh của cấu trúc khác để kết nối chúng với nhau. Bu lông chữ T thường được sử dụng để nối hai phần của cấu trúc hoặc để kết nối một phần của cấu trúc với một chi tiết khác bằng cách kết hợp với đai ốc.

  • Vật liệu: Thép carbon hoặc thép đen

  • Xử lý bề mặt : mạ kẽm điện phân, mạ crom

  • Cường độ bu lông: cấp bền 4.8, 5.6, 6.8, 8.8, 10.9, 12.9.

  • Kích thước : M12, M14, M16, M18, M20, M24, M30.

  • Tiêu chuẩn: Áp dụng các tiêu chuẩn vào sản xuất như DIN, ASTM, GB, JIS..

#4 Bulong chữ U (UBOLT)

Bu lông chữ U, hay còn gọi là Ubolt, , là loại bu lông có dạng chữ U ở hai đầu. Cấu trúc bao gồm 1 thân bu lông, 2 đai ốc và 2 long đen phẳng. Loại bu lông này khá phổ biến trong việc xây dựng và lắp đặt hệ thống ống nước sinh hoạt, ống nước thải, cũng như để giữ cố định các đường ống khí trong nhà máy công nghiệp.

  • Vật liệu: Thép mạ, thép không gỉ INOX

  • Xử lý bề mặt :mạ kẽm điện phân, mạ nhúng nóng.

  • Kích thước : M6, M8, M10, M12 

  • Tiêu chuẩn: Áp dụng các tiêu chuẩn vào sản xuất như DIN, ASTM, GB, JIS..

#5 Bulong đầu dù 

Bulong đầu dù còn được biết đến với các tên gọi khác là bu lông lục giác chìm đầu dù hoặc bu lông đầu cầu, đầu chỏm cầu. Phần thân của bu lông có hình dạng của một trụ tròn đồng đều, được tiện ren lửng hoặc ren suốt. Phần mũ thì có hình dạng của một cầu, hình tròn, hay còn được gọi là đầu mo bọc ở phía ngoài. 

  • Vật liệu: Thép mạ, thép không gỉ INOX

  • Xử lý bề mặt: Thép mạ đen, Xi Trắng, Xi 7 Màu, Mạ kẽm nhúng nóng.

  • Cường độ bu lông: cấp bền 4.8, 5.6, 6.8, 8.8, 10.9, 12.9.

  • Kích thước : M10 – M64

  • Tiêu chuẩn: DIN, GB, ANSI, BSW, JIS, ISO, TCVN.

#6 Bulong nở 

Bu lông nở, hay còn gọi là tắc kê nở, là một loại bulong neo được sử dụng chủ yếu để cố định các khối cấu trúc vào bề mặt bê tông hoặc khối đế móng. Bulong nở thường được sản xuất với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, đặc biệt nhất là ở phần đầu mũ. Có nhiều loại đầu mũ khác nhau được thiết kế để phù hợp với việc lắp ráp ở các vị trí đa dạng.  Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng bulong nở trên các tường gạch.

  • Vật liệu: Thép carbon, thép không gỉ INOX

  • Xử lý bề mặt: Mạ điện phân, Mạ kẽm nhúng nóng

  • Cường độ bu lông: cấp bền 4.8, 5.6, 6.8, 8.8,

  • Kích thước : M8 - M16

  • Tiêu chuẩn: DIN, GB, ANSI, BSW, JIS, ISO, TCVN.

Con tán (đai ốc)

#1 Con tán lục giác

Con tán lục giác, còn gọi là Hex Nut hay đai ốc lục giác, là một chi tiết cơ khí hình lục giác có lỗ giữa được tiện ren. Chúng được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 934 từ các loại vật liệu như nhựa, thép có độ bền từ 4.6 đến 10.9 hoặc thép không gỉ như inox 201, 304, 316. Tán lục giác được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ngành hóa chất, sản xuất máy móc, đóng tàu, ngành dầu khí, xây dựng cầu đường và các thiết bị công nghiệp khác.

#2 Con tán vuông

Con tán vuông hay còn gọi là đai ốc lục giác vuông, là một loại đai ốc có hình dạng vuông bốn cạnh ở bên ngoài và có lỗ ren ở bên trong. Đai ốc vuông thường được dùng để nối hoặc cố định các bộ phận trong các ứng dụng cơ khí và xây dựng

#3 Con tán cánh chuồn

Con tán cánh chuồn, còn có tên khác là tán chuồn hoặc đai ốc cánh chuồn, cũng giống như các loại con tán khác, chức năng cơ bản của tán cánh chuồn là giữ hai hoặc nhiều vật thể lại với nhau khi lắp đai ốc và bulong lại với nhau. Khả năng chịu tải và chịu va đập cực tốt nên loại tán này được dùng nhiều trong những nhà cao tầng, nơi yêu cầu tải trọng cao, đổ những mãng tường lớn.

#4 Con tán tự hãm

Tán tự hãm hay còn gọi là đai ốc khóa hay Lock nut, so với các loại đai ốc tán thông thường, đai ốc khóa có thêm một phần vành kèm theo đai nhựa bên trong. Phần vành nhựa này được thiết kế với đường kính nhỏ hơn so với đường kính của ren. Khi tiến hành siết bu lông và đạt đến vị trí cố định, phần vành nhựa sẽ chạm vào, tạo ra một lực ma sát tự nhiên, giúp bó chặt phần đầu của bu lông. Điều này làm cho đai ốc khóa trở nên chặt hơn trong việc giữ cho bu lông không bị lỏng hoặc tuột ra khi chịu lực tác động

#5 Con tán lò xo 

Con tán lò xo thường được sử dụng trong các trường hợp mà con tán nằm bên trong đường ống, thường là đường ống vuông. Lúc này lò xo có vai trò đẩy con tán gần vào thành ống, giúp việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn đáng kể. Điều này giúp đảm bảo rằng con tán sẽ được định vị và giữ chắc chắn trong đường ống một cách hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng Bulong con tán

- Đảm bảo rằng anh em chọn bulong con tán có kích thước và vật liệu phù hợp với yêu cầu của dự án hoặc công việc cụ thể.

- Trước khi sử dụng, hãy chắc chắn bề mặt các chi tiết được lắp đặt là sạch sẽ và phẳng.

- Khi sử dụng dụng cụ cắt bulong hoặc búa để đập bulong con tán, thì cần thực hiện đúng cách và an toàn để đảm bảo kết quả lắp ráp chính xác 

- Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo rằng anh em đang sử dụng bulong con tán theo đúng kĩ thuật và an toàn. 

- Sau khi lắp đặt, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng bulong con tán đã được cài đặt đúng yêu cầu.

- Theo dõi và bảo dưỡng bulong con tán định kỳ để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống và cấu trúc.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn