Bộ Lọc Khí Nén (Air Filter) là một bộ phận trong máy nén khí. Có chức năng lọc tách nước, loại bỏ các chất bẩn có trong khí nén để bôi trơn các thiết bị truyền động. Đảm bảo chất lượng nguồn khí nén cung cấp trong quá trình sản xuất. Cấu tạo của chúng được chia thành 3 phần chính gồm có: Thiết bị lọc, bộ điều áp và bình dầu. Có 2 lựa chọn cho người dùng là loại Xả bằng tay và Xả tự động. Thường áp dụng trong ngành van công nghiệp, van điều khiển khí nén... Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu bộ lọc khí nén phổ biến: bộ lọc khí nén Airtac, Parker...
Bộ Lọc Khí ( Air Preparation ) là một loại phụ tùng được sử dụng trong các hệ thống khí nén nhằm kết nối giữa các thiết bị khí nén và thiết bị tách nước. Nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo chất lượng nguồn khí nén được cung cấp cho quá trình sản xuất. Bộ lọc khí được thiết kế để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn có thể tồn tại trong khí nén, giúp bảo vệ các thiết bị và máy móc khỏi sự ăn mòn và hư hỏng.
Ngoài ra, bộ lọc còn có khả năng duy trì và điều chỉnh áp suất của hệ thống máy nén khí, đảm bảo sự kết nối giữa các chi tiết máy đến thiết bị nén khí. Bằng cách sử dụng bộ lọc , người dùng có thể đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống khí nén trong quá trình sản xuất.
Một bộ lọc khí nén có cấu tạo vô cùng đơn giản và nhỏ gọn. Thiết kế bao gồm 3 phần chính là: bộ phận lọc, bộ phận điều chỉnh áp suất, phần tra dầu.
Đây là thành phần chính quyết định đến chất lượng khí nén sau khi đi qua bộ lọc. Bộ phận lọc sẽ có cấu tạo bao gồm: Thân lọc, nắp chụp, tấm lưới lọc.
Là thành phần quan trọng trong hệ thống khí nén, với chức năng điều chỉnh và giữ áp suất luôn ở mức ổn định, đảm bảo an toàn cho thiết bị ngay cả khi áp suất đầu vào hoặc đầu ra của van bị biến động.
Khi áp suất đầu ra tăng lên so với áp suất được điều chỉnh, lượng khí nén sẽ tác động lên màng van, làm thay đổi vị trí của kim trục. Khi vị trí kim trục thay đổi, khí nén sẽ được xả ra môi trường bên ngoài qua lỗ xả khí. Quá trình này sẽ lặp lại liên tục cho đến khi áp suất khí nén về đúng với mức áp suất được điều chỉnh ban đầu và kim trục về lại vị trí xuất phát. Điều này giúp đảm bảo áp suất được kiểm soát chặt chẽ và đồng đều, giúp tăng hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống khí nén.
Hay còn gọi là bình dầu. Có chức năng là chứa dầu bôi trơn và phun dầu dạng sương vào khí nén đã lọc sạch. Dầu sẽ theo khí đi đến các khớp nối, xi lanh… để bôi trơn, giảm ma sát và làm mát.
Bộ lọc khí nén đóng vai trò quan trọng trong thiết bị điều khiển khí nén. Dưới đây là một số ứng dụng chính của bộ lọc khí nén trong thiết bị điều khiển khí nén: