Thước cuộn là gì? Những ưu điểm của thước cuộn so với các loại thước khác.

Thước cuộn là gì? Những ưu điểm của thước cuộn so với các loại thước khác.

Thước cuộn là gì?

 Thước cuộn là một dụng cụ đo lường được thiết kế để đo chiều dài vật thể một cách chính xác. Nó có thể cuộn gọn lại thuận tiện cho việc di chuyển đo đạc nhiều khoảng cách dài ngắn khác nhau, vì điều này nên nó rất được ưa chuộng sử dụng trong các lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, may mặc...

Thước cuộn Stanley 3m STHT36193

 Lịch sử hình thành:

 Thước cuộn, như chúng ta biết ngày nay, được phát minh vào năm 1829 bởi James Chesterman, một thợ kim loại tài năng người Anh. Ông đã tạo ra thiết kế đầu tiên với một dải kim loại phẳng có lò xo và được đánh dấu để đo lường.

 Sau đó, vào năm 1868, Alvin J. Fellows đã đăng ký bằng sáng chế ở Hoa Kỳ cho một thiết kế cải tiến của thước cuộn, bao gồm cơ chế lò xo cho phép khóa và thu hồi băng đo. Những cải tiến này đã đưa thước cuộn trở thành công cụ đo lường không thể thiếu như chúng ta thấy ngày nay.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động thước cuộn

 Cấu tạo thước cuộn

 Thước cuộn là công cụ đo lường khoảng cách chính xác, thường được làm từ chất liệu hợp kim hoặc thép để đảm bảo độ bền và khả năng chống co giãn hay rỉ sét. Cấu tạo của thước cuộn bao gồm:

  • Vỏ bảo vệ: Thường làm từ nhựa, có khả năng chịu va đập tốt.
Vỏ thước cuộn
  • Dây đo: Mỏng và có thể cuộn tròn, với các vạch chia chỉ 1mm để đo lường chính xác.
Dây đo thước cuộn
  • Dây cót: là bộ phận giúp dây đo có thể tự động thu lại khi không sử dụng, thường được làm bằng thép lò xo có khả năng đàn hồi tốt.
Dây cót thước cuộn
  • Chốt khóa: Để giữ thước cố định ở độ dài đã kéo ra, có thể đóng mở linh hoạt.
Chốt thước cuộn
  • Đầu mấu: Để đặt vào vị trí đầu khoảng cách khi đo.
Đầu mấu thước cuộn

 Thước cuộn có thể có chiều dài đa dạng, từ 3m đến 10m, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đơn vị đo tiêu chuẩn có thể là mét hoặc inch, và thường được chia nhỏ thành cm hoặc mm.

 Cách đo thước cuộn

  • Bước 1: Kéo dây thước ra ngoài.
  • Bước 2: Đặt đầu mấu vào điểm đầu của vật cần đo (điểm đầu thanh sắt hoặc điểm đầu cạnh bàn...)
Đặt đầu mấu vào điểm đầu vật cần đo
  • Bước 3: Kéo thước đến điểm cần đo.
  • Bước 4: Nhấn chốt khóa giữ cố định thước cuộn.
  • Bước 5: Đọc thông số chiều dài (có thể note lại). Thước thường có đơn vị mét hoặc inch, đảm bảo đọc đúng đơn vị tương ứng với công việc của mình.
  • Bước 6: Thu dây: Khi thu dây, hãy đặt một ngón tay dưới mặt lưng thước để hãm bớt tốc độ cuộn thước, giúp tránh bị thước cắt vào tay và bảo vệ dây cót bên trong. 

 

Các loại thước cuộn phổ biến

  • Thước cuộn công nghiệp: Được sử dụng trong các công việc cơ khí, xây dựng có thể đo các khoảng cách dài hơn so với các loại thước khác.
Thước cuộn công nghiệp Stanley

 

  • Thước cuộn điện tử: Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp điện tử và sản xuất, với tính năng đo chính xác và dễ dàng đọc kết quả trên màn hình hiển thị số.
Thước cuộn điện tử

Ngoài ra, thước cuộn còn được phân loại theo độ dài và chất liệu.

 

Ưu điểm của thước cuộn so với các loại thước khác

Thước cuộn có nhiều ưu điểm so với các loại thước khác, đặc biệt là khi đo các khoảng cách dài. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật:

  • Tính linh hoạt: Thước cuộn có thể dễ dàng kéo dài và thu gọn, giúp đo các khoảng cách lớn mà không cần nhiều công cụ hỗ trợ.
  • Độ chính xác cao: Thước cuộn thường có vạch chia rõ ràng và độ chính xác cao, thích hợp cho cả công việc chuyên nghiệp và đời sống hàng ngày.
  • Dễ dàng sử dụng: Thước cuộn thường có thiết kế đơn giản, dễ dàng sử dụng và đọc kết quả đo mà không cần nhiều kỹ năng.
  • Tính di động: Nhỏ gọn và dễ dàng mang theo, thước cuộn là công cụ lý tưởng cho những người cần đo đạc ở nhiều địa điểm khác nhau.
  • Độ bền: Thước cuộn thường được làm từ vật liệu chắc chắn như thép không gỉ hoặc sợi thủy tinh, giúp chống chịu tốt trong nhiều điều kiện môi trường.
  • An toàn khi sử dụng: Một số thước cuộn được làm từ vật liệu không dẫn điện, giúp an toàn cho người sử dụng trong môi trường có điện.
  • Những ưu điểm này làm cho thước cuộn trở thành công cụ đo lường không thể thiếu trong nhiều ngành nghề, từ xây dựng, cơ khí đến điện tử và thủ công.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Cẩm nang lựa chọn kìm bấm cosse phù hợp với từng loại đầu cosse 09 / 04
2024

Khó khăn khi lựa chọn kìm bấm cos tương ứng với loại đầu cosse đang sử dụng. Hãy để MECSU giúp bạn

Tại sao khi mua đầu cosse cần chú ý thông số cường độ dòng điện tối đa 08 / 04
2024

Bên cạnh các thông số kỹ thuật chính của đầu cosse về mặt kích thước thì còn một thông số mà ít được chú ý đến là cường độ dòng điện tối đa mà đầu cosse có thể chịu được. Thông số này tác động rất nhiều tới sự an toàn khi sử dụng các mối nối cosse

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn