Sụt áp là gì? Công thức tính độ sụt áp trên đường dây (2023)

Sụt áp là gì? Công thức tính độ sụt áp trên đường dây (2023)

Hiện tượng sụt áp làm ảnh hưởng đến việc truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ. Vậy nguyên nhân là gì? Cách khắc phục như thế nào? Anh em hãy cùng Mecsu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sụt áp là gì?

Sụt áp là hiện tượng điện áp đầu nguồn có trị số cao hơn điện áp tại nơi tiêu thụ. Trong quá trình truyền tải điện năng, một phần năng lượng bị mất do điện trở hoạt động trên dây tải sinh ra dây dẫn điện truyền tải. Khi đường dây dẫn điện càng dài thì mức độ ảnh hưởng làm cho điệp áp bị sụt áp càng lớn.

khai niem sut ap

Hầu hết các quốc gia đều gặp phải hiện tượng do sụt áp gây ra nhưng mức độ sẽ khác nhau. Đây cũng là vấn đề mà khiến cho các kỹ sư điện và quốc gia luôn cố gắng tìm ra các biện pháp khắc phục điều này.

→ Công thức tính độ sụt áp trên đường dây

Để tính độ sụt áp trên đường dây, anh em hãy áp dụng công thức sau đây:

P hao phí = (P2. R)/U2

Trong đó:

  • P hao phí: Công suất hao phí (W).
  • P: Công suất truyền tải (W).
  • R: Điện trở của dây dẫn điện (ohm).
  • U: Hiệu điện thế giữa 2 đầu đường dây truyền tải (V)..

→ Nguyên nhân sụt áp

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sụt áp trên đường dây là do việc tiêu thụ điện năng quá mức.

Trong gia đình, chúng ta thường sử dụng loại điện áp 1 Pha có hiệu điện thế là 220V. Đối với các nhà máy công nghiệp thường dụng điện năng 3 Pha với hiện điện thế là 380V, 220V, 200V.

nguyen nhan sut ap

Vì vậy nếu sử dụng quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng trên, đồng thời làm giảm hiệu quả và chức năng của các thiết bị điện. Do đó, người ta sử dụng máy biến thế tại các nhà máy điện để làm giảm công suất hao phí bằng cách tăng hiệu điện thế. Điều này giúp việc truyền tải điện đến khu dân cư có thể phù hợp với mạng điện dân dụng.

→ Bảng tra độ sụt áp

Tiết diện cắt ngang (mm2)

Mạch 1 pha Mạch 3 pha cân bằng
Động cơ động lực Chiếu sáng Động cơ động lực Chiếu sáng
Cu Al Vận hành bình thường cosφ=0,8 Khởi động cosφ=0,35 cosφ=1 Vận hành bình thường cosφ=0,8 Khởi động cosφ=0,35 cosφ=1
1,5   24 10,6 30 20 9,4 25
2,5   14,4 6,4 18 12 5,7 15
4   9,1 4,1 11,2 8 3,6 9,5
6 10 6,1 2,9 7,5 5,3 2,5 6,2
10 16 3,7 1,7 4,5 3,2 1,5 3,6
16 25 2,36 1,15 2,8 2,05 1 2,4
25 35 1,5 0,75 1,8 1,3 0,65 1,5
35 50 1,15 0,6 1,29 1 0,52 1,1
50 70 0,86 0,47 0,95 0,75 0,41 0,77
70 120 0,64 0,37 0,64 0,56 0,32 0,55
95 150 0,48 0,30 0,47 0,42 0,26 0,4
120 185 0,39 0,26 0,37 0,34 0,23 0,31
150 240 0,33 0,24 0,30 0,29 0,21 0,27
185 300 0,29 0,22 0,24 0,25 0,19 0,2
240 400 0,24 0,2 0,19 0,21 0,17 0,16
300 500 0,21 0,19 0,15 0,18 0,16 0,13

Công thức tính nguồn xung bị sụt áp

cong thuc tinh do sut ap tren duong day

Để tính được nguồn xung bị sụt áp trước hết các anh em hãy tìm hiểu về vấn đề của bộ nguồn. Cụ thể:

→ Vấn đề bộ nguồn bị sụt áp

Khi bộ nguồn bị sụt áp sẽ xảy ra trường hợp đứng yên hoặc tăng tốc độ chậm. Trường hợp động cơ điện đứng yên và làm cho động cơ quá nóng bởi giá trị mô men điện tử nhỏ hơn mô men tải. Mặt khác, động cơ tăng tốc độ chậm nguyên nhân là do dòng tải lớn vẫn tiếp tục tồn tại trong khoảng thời gian khởi động.

→ Tính sụt thế điện

Anh em có thể áp dụng công thức theo định luật Jun-Lenxơ để tính sụt thế điện. Cụ thể như sau:

Q=0,24 I2 r

Trong đó:

  • r: Điện trở của dây dẫn.
  • i: Dòng điện.

Hướng dẫn cách khắc phục sụt áp chuẩn xác

Cách khắc phục hiện tượng sụt áp hiệu quả và an toàn bằng cách tăng tiết diện dẫn điện trong việc truyền tải và dân sinh.

cach khac phuc sut ap

→ Khắc phục sụt áp truyền tải

Để khắc phục sụt  áp truyền tải thì người ta ứng dụng phương pháp lắp đặt các trạm biến áp hạ thể. Các trạm này được đặt tại các khu dân cư, khu công nghiệp và các nơi khác. Thiết bị sẽ hạ áp xuống còn 100KV, 35kV, 22kV, 10kV,...

Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể sử dụng nguồn điện trực tiếp mà phải thông qua từ các nhà máy sản xuất điện năng như nhiệt điện, thủy điện.

→ Vấn đề dân sinh

Một phương pháp khác có thể làm giảm hiện tượng sụt áp bằng cách thay đổi dây cáp điện solar. Tại các khu công nghiệp, khu dân cư,....khi đưa thiết bị ổn áp 2 pha có thể khắc phục bộ nguồn bị sụt áp.

Các sự cố nguồn điện khác ngoài sụt áp

Bên cạnh việc xảy ra sự cố bị sụt áp, nguồn điện còn gặp phải một số vấn đề khác như:

#1 Sự cố quá áp

su co qua ap

Hiện tượng điện áp vượt quá định mức cho phép xảy ra khi ngắt các thiết bị điện có công suất lớn. Điều này dẫn đến hệ thống máy tính bị lỗi, mất dữ liệu hoặc vô hóa trong trường hợp xảy ra tình trạng này thường xuyên.

#2 Tốc độ tăng áp

toc do tang ap

Hiện tượng điện áp tăng lên đến 6000V trong nửa chu kỳ nguyên nhân là do xảy ra sóng sét cảm ứng tại đường dây. Việc tăng áp đột ngột dẫn đến làm cho các thiết bị điện cháy bo mạch hoặc dữ liệu bị mất đột ngột.

#3 Tình trạng Switching Transient

tinh trang switching transient

Hiện tượng điện áp tăng nhanh chóng lên đến 20,000V trong khoảng 10 - 100ms.  Bởi việc phóng tĩnh điện, xung áp, xung sét trực tiếp trên đường dây không lọc. Tương tự các hiện tượng trên, nó có khả năng làm cho hỏng dữ liệu và mất bộ nhớ.

#4 Tình trạng Power Sag

tinh trang power sag

Hiện tượng điện áp giảm xuống còn 80 - 85% trong một khoảng thời gian ngắn. Chủ yếu là do thiết bị lớn khởi động và chuyển mạch trong và ngoài nguồn lưới điện. Điều này dẫn đến hậu quả mất bộ nhất, hỏng dữ liệu,....

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/quat.nKKQ

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

Mời anh em đọc thêm:

Hy vọng với cách khắc phục trên đây sẽ giúp cho các anh em thuận lợi trong việc giải quyết hiện tượng sụt áp của mình. Nếu còn thắc mắc về hiện tượng này thì đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho Mecsu anh em nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn