Lông đền lượn sóng (Wave washer) là một sản phẩm cơ khí, được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 935 từ vật liệu thép không gỉ . Có chức năng tương tự như một chiếc lò xo cho bu lông, Lông đền gợn sóng được sử dụng để làm lệch hướng áp lực trong một phạm vi tuyến tính. Từ đó giảm thiểu sự va đập và rung động ở những vị trí lắp ráp giữa bulong hoặc đai ốc với các bộ phận khác. Lông đền lượn sóng có độ bền và khả năng chống ăn mòn cao, phù hợp sử dụng trong những nghành ô tô, kỹ thuật cơ khí, gia dụng và công nghiệp điện tử...
Bạn chưa tìm được sản phẩm? Tìm thêm qua bộ lọc sản phẩm.
Lông Đền Lượn Sóng (Wave Washer) hay vòng đệm vênh sóng là một sản phẩm cơ khí, được sản xuất theo DIN 137 hoặc ISO 7093-1 từ vật liệu thép không gỉ . Có chức năng tương tự như một chiếc lò xo cho bu lông.
Lông đền gợn sóng được sử dụng để làm lệch hướng áp lực trong một phạm vi tuyến tính. Từ đó giảm thiểu sự va đập và rung động ở những vị trí lắp ráp giữa bulông hoặc đai ốc với các bộ phận khác. Lông đền lượn sóng có độ bền và khả năng chống ăn mòn cao, phù hợp sử dụng trong những ngành ô tô, kỹ thuật cơ khí, gia dụng và công nghiệp điện tử...
Bulong | Là kích thước của bulong mà lông đền lượn sóng này tương thích. Ví dụ “M4” nghĩa là bulong có đường kính ren 4 mm. Lông đền sẽ phù hợp với bulong có đường kính này |
Đường kính trong | Là đường kính của lỗ trung tâm của lông đền, nơi mà bulong sẽ đi qua. |
Đường kính ngoài | Là đường kính của lông đền từ cạnh ngoài. Đoạn đường kính này giúp xác định kích thước của lông đền khi lắp vào các bề mặt cần ghép nối. |
Độ dày | Độ dày này cho biết mức độ bảo vệ giữa bulong và các bề mặt khi lắp ghép. Ví dụ độ dày 0.2 mm là một độ dày mỏng, giúp lông đền có khả năng đàn hồi và hấp thụ lực tốt mà không gây cản trở quá nhiều. |
Hệ kích thước (Mét) | Hệ kích thước mét được dùng để đo các chỉ số như đường kính (mm) và độ dày, giúp dễ dàng hiểu và áp dụng trong thực tế. |
Trên thị trường hiện nay, Lông đền lượn sóng được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, điển hình như DIN 137 hoặc ISO 7093-1.giúp cho khách hàng yên tâm hơn về chất lượng. Dưới đây, Mecsu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại tiêu chuẩn và bản chất của chúng.
DIN 137 là một tiêu chuẩn công nghiệp của Đức, được ban hành bởi Viện Tiêu chuẩn hóa Đức, chuyên quy định các thông số kỹ thuật cho lông đền lượn sóng (wave washers).
Tiêu chuẩn DIN 137 được chia thành hai loại chính:
Lông đền lượn sóng được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 137 có kích thước từ M3 đến M36, phù hợp với các loại bu lông phổ biến trong cơ khí. Thiết kế sóng (thường 2-3 sóng trên một vòng) tạo ra lực đàn hồi, giúp lông đền lượn sóng hấp thụ rung động và duy trì lực căng trong mối ghép. Điều này rất quan trọng trong các ứng dụng cần giảm chấn, như lắp ráp ô tô hoặc thiết bị điện tử.
Vật liệu | Tên | Thép carbon | Inox 304 |
Tính chất | Hợp kim sắt với 0.05-0.6% carbon, không chứa nhiều hợp kim khác, thường mạ kẽm để chống gỉ. | Thép không gỉ Austenitic, chứa 18-20% Crom và 8-10.5% Niken, có lớp oxit Crom tự nhiên. | |
Độ bền kéo | 400-500 MPa | 515-650 MPa | |
Khả năng chống ăn mòn | Kém, cần mạ kẽm (chịu phun muối 48-72 giờ), gỉ sét trong môi trường ẩm hoặc muối. | Xuất sắc, chịu phun muối 500-1000 giờ, bền trong môi trường muối, axit nhẹ. | |
Tuổi thọ | 5-10 năm | 20-30 năm | |
Ưu điểm | Giá rẻ, dễ sản xuất, đáp ứng nhu cầu cơ bản. | Chống gỉ vượt trội, bền lâu, thẩm mỹ cao. | |
Nhược điểm | Dễ gỉ, không bền trong môi trường ẩm. | Giá cao, khó gia công tùy chỉnh. | |
Giá thành | 300đ - 13.000đ | 1.500 trở lên tùy kích thước | |
Hình ảnh minh họa |
Dùng cho bulong | Đường kính trong (mm) | Đường kính ngoài (mm) | Độ dày (mm) | Vật liệu | |
M4 | 4.3 | 8 | 0.2 | Inox 304 | |
M5 | 5.4 | 9 | 0.3 | Thép Carbon | |
M6 | 6.4 | 11 | 0.3 | Inox 304 | |
M8 | 8.5 | 12 | 0.3 | Thép Carbon | |
M12 | 12.5 | 17 | 0.3 | Inox 304 | |
M16 | 16.7 | 22.5 | 0.3 | Thép Carbon |
Độ dày của lớp vật liệu (trước khi uốn sóng) dao động từ 0.2 mm đến 0.5 mm. Đây là độ dày tấm kim loại ban đầu, không phải chiều cao tổng thể của gợn sóng.
Ví dụ:
Độ dày gợn sóng ảnh hưởng trực tiếp đến độ đàn hồi và lực nén. Độ dày lớn hơn giúp tăng khả năng chịu lực nhưng làm giảm tính linh hoạt của lông đền.
Kích thước từ M4 đến M50, bao gồm các kích thước phổ biến như M6, M8, M10, M12, tương ứng với đường kính trong từ 4.3 mm đến 51.4 mm. Đây là hệ đo lường phổ biến tại Việt Nam và châu Âu, phù hợp với hầu hết các loại bu lông.
Ít phổ biến tại Việt Nam, nhưng có thể tùy chỉnh theo yêu cầu, ví dụ: 1/4 inch (đường kính trong khoảng 6.35 mm), 1/2 inch (đường kính trong khoảng 12.7 mm). Hệ inch thường được sử dụng trong các thiết bị nhập khẩu từ Mỹ hoặc Anh.
Có một lớp gợn sóng duy nhất, thường gồm 3-4 sóng trên chu vi, với độ đàn hồi vừa phải. Lực nén tối đa thường dao động từ 300-600 N (tùy kích thước và vật liệu, ví dụ: M6 làm từ thép carbon chịu khoảng 500 N). Loại này nhẹ, dễ lắp đặt, phù hợp cho các ứng dụng tải nhẹ hoặc rung động thấp (dưới 5 Hz).
Có hai hoặc nhiều lớp gợn sóng, thường được thiết kế bằng cách chồng hai lông đền sóng đơn hoặc gia công tích hợp thành một sản phẩm có hai lớp sóng. Loại này tăng độ đàn hồi và khả năng chịu lực, với lực nén tối đa từ 700-1200 N (tùy kích thước và vật liệu), phù hợp với môi trường rung động mạnh (5-15 Hz) hoặc tải trọng cao hơn.
Như đã chia sẻ ở phía trên, Lông đền lượn sóng có thể phân loại dựa trên vật liệu là thép carbon và Inox 304.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về Lông đền tại Wikipedia - Washer (hardware)
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra trước khi lắp đặt:
Bước 2: Đặt lông đền lượn sóng vào bu lông:
Bước 3: Luồn bu lông qua lỗ vật liệu
Bước 4: Siết đai ốc với momen kiểm soát
Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện
✅Đặt Ngay Tại Mecsu – Hàng Có Sẵn, Giao Siêu Tốc!
Xem thêm: