SKF là thương hiệu đến từ Thụy Điển, tên đầy đủ "Svenska Kullager Fabriken" , được thành lập vào năm 1907. SKF là thương hiệu vòng bi số 1 thế giới. Vòng bi SKF được sử dụng với quy mô toàn cầu. SKF cung ứng hơn 30,000 loại vòng bi với đủ kích cỡ, cỡ nhỏ nhất đạt 0.003g, cỡ lớn nhất đạt 34 tấn. Chủng loại sản phẩm vòng bi gồm có: vòng bi cầu, vòng bi đũa, vòng bi đũa hình côn, vòng bi đỡ chặn tiếp xúc và các chủng loại khác.
Bạn chưa tìm được sản phẩm? Tìm thêm qua bộ lọc sản phẩm.
Vòng bi cầu là vòng bi sử dụng phần tử lăn để tiếp xúc với rãnh . Mục đích của ổ bi là giảm ma sát quay và hỗ trợ tải trọng hướng tâm và hướng trục. Vòng bi cầu có xu hướng chịu tải thấp hơn so với kích thước của chúng và so với các loại ổ bi lăn khác do diện tích tiếp xúc giữa bi và rãnh nhỏ hơn. Vòng bi có mặt trong tất cả các thiết bị gia đình, trong ngành y tế, thiết bị công nghiệp sản xuất và đồ chơi, thể thao,…
VÒNG BI CẦU LÀ GÌ ?
Ổ bi cầu là loại ổ phổ biến nhất, được sử dụng trong nhiều máy móc công nghiệp, có tính đơn giản và dễ lắp đặt. Vòng bi cầu có thể hoạt động ở tốc độ cao, hỗ trợ tải trọng hướng tâm rất tốt, nhưng hỗ trợ tải trọng dọc trục thấp. Các ổ bi cầu thường được bôi trơn trước và làm kín bằng phớt ở cả hai bên, do đó cho phép vận hành nhanh chóng và an toàn. Ổ bi dễ bị hư hỏng và giảm tuổi thọ nếu lắp đặt lệch tâm hoặc chịu tải trọng hướng trục ngoài ý muốn.
CẤU TẠO VÒNG BI CẦU
Vòng trong và vòng ngoài: Một số ổ trục sẽ bao gồm một vòng ngoài được gắn vào vỏ và một vòng trong được gắn vào trục. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào mỗi loại vòng bi, mặt trong của ổ bi có thể bao gồm rãnh cầu hoặc trụ côn.
Con lăn: Mỗi loại ổ bi khác nhau sẽ có các con lăn tương ứng nằm bên trong. Trong đó, một số con lăn thông dụng là con lăn cầu, con lăn trụ, con lăn côn, con lăn kim,...
Vòng cách (vòng rế): Vòng cách có tác dụng ngăn con lăn dịch chuyển ở khoảng cách chính xác trong các rãnh. Thông thường sẽ có 3 loại chính bao gồm thép, đồng và nhựa. Mỗi loại vật liệu đều có những đặc điểm khác nhau, tùy vào điều kiện môi trường làm việc mà người dùng có thể lựa chọn loại phù hợp.
Phớt chắn: Bên trong một số vòng bi cầu đặc biệt còn được lắp đặt thêm phốt chắn mỡ và phốt chắn bụi để phục vụ cho những ứng dụng cần thiết. Tùy thuộc vào công việc, các phớt chắn này có thể được làm từ sắt hoặc nhựa.
VÒNG BI CẦU ĐƯỢC LÀM TỪ VẬT LIỆU GÌ?
Vòng trong và vòng ngoài :
Áp suất tại khu vực tiếp xúc lăn tạo ra sự mỏi trong các vòng của ổ trục khi ổ trục hoạt động. Để tránh việc bị hỏng vòng bi, vòng trong và vòng ngoài phải được làm từ thép tôi luyện.
Thép tiêu chuẩn cho vòng bi và vòng đệm là 100Cr6, một loại thép chứa khoảng 1% cacbon và 1,5% crôm. Tùy theo yêu cầu cụ thể, có thể sử dụng thép không gỉ hoặc thép nhiệt độ cao.
Con lăn :
Được dùng để truyền tải giữa vòng trong và vòng ngoài. Thông thường, thép dùng để làm con lăn giống với thép dùng làm vòng bi. Ngoài ra con lăn có thể được làm từ ceramic.
Vòng rế :
VÒNG BI CẦU RÃNH SÂU MỘT DÃY ĐƯỢC ỨNG DỤNG Ở ĐÂU
Vòng bi cầu được sử dụng trong hầu hết các máy móc, thiết bị có chuyển động quay như xe ô tô, xe máy, xe đạp, ván trượt, động cơ điện, ổ đĩa DVD, máy in, các dây chuyền chế biến thực phẩm, nước giải khát và dược phẩm...
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BI CẦU VÀ BI ĐŨA
Bi cầu và bi đũa khác nhau ở cách chúng tiếp xúc với rãnh :
Bi cầu tiếp xúc điểm với rãnh. Diện tích tiếp xúc nhỏ cung cấp ma sát lăn thấp, cho phép vòng bi để phù hợp với tốc độ cao nhưng khả năng chịu tải dọc trục của chúng bị hạn chế.
Bi đũa tạo đường tiếp xúc với rãnh. Vì diện tích tiếp xúc lớn hơn và do đó ma sát cao hơn, ổ lăn có thể chịu tải nặng hơn, nhưng tốc độ thấp hơn so với một ổ bi cùng kích thước.
KÍ HIỆU CÁC LOẠI VÒNG BI CẦU
PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI VÒNG BI CẦU THÔNG DỤNG
Vòng bi cầu rãnh sâu 1 dãy là loại vòng bi được ứng dụng rộng rãi. Ngoài tải trọng hướng tâm, tải trọng dọc trục có thể được áp dụng theo cả 2 hướng. Nhờ lực mô men xoắn thấp, vòng bi này thích hợp cho các ứng dụng liên quan tới tốc độ quay cao và yêu cầu mất năng thấp. | Vòng bi cầu tiếp xúc góc 2 dãy là sự kết hợp giữa 2 vòng bi cầu tiếp xúc góc 1 dãy được lắp đối lưng nhưng chỉ có một vòng trong và một vòng ngoài. Vòng bi này có thể chịu tải dọc trục theo cả 2 hướng. | ||
| Vòng bi cầu tiếp xúc 4 điểm có thể chịu tải dọc trục theo cả 2 hướng. Từng viên bi tiếp xúc một góc 35 độ với mỗi vòng. Chỉ cần một loại vòng bi này có thể thay thế cặp bi cầu tiếp xúc góc lắp đối mặt hoặc đối lưng. | Loại vòng bi này có thể chịu được cả tải trọng dọc trục và hướng tâm theo 1 hướng. Từng viên bi có thể có góc tiếp xúc bao gồm: 15°, 25°, 30° và 40°. Góc tiếp xúc càng lớn thì chịu tải càng cao. Thế nhưng góc tiếp xúc bé thì có thể quay với tốc độ cao hơn. Loại vòng bi này thường được gắn thành cặp với nhau. | |
| Vòng trong của loại này có 2 rãnh và vòng ngoài có 1 rãnh hình cầu có tâm cong trùng với trục của vòng bi. Nhờ đó sự lệch góc nhỏ của trục gây ra bởi máy hoặc lắp đặt sai sẽ được tự động sửa lại. |
| Thông thường, vòng bi cặp là sự kết hợp của cặp vòng bi tiếp xúc góc hoặc cặp vòng bi đũa côn. Có thể kể đến các kiểu lắp như : Lắp đối mặt ( vòng ngoài đối mặt nhau ) (loại DF); Lắp đối lưng (loại DB); Lắp 2 mặt trước chung một hướng (loại DT). Loại DF và DB được dùng để chịu cả 2 lực hướng tâm và dọc trục theo cả 2 hướng. |