Tìm theo

Danh mục

Xem tất cả
top banner

Tiếp điểm thường mở NO và thường đóng NC là gì?

Đèn tủ lạnh bật khi ta mở cửa và tắt khi đóng lại giúp cho thiết bị không gây lãng phí điện. Vậy cơ chế nào để làm được tác vụ đấy thì ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Tiếp điểm thường mở NO và thường đóng NC là gì?

Tiếp điểm thường mở và thường đóng là gì?

Thường mở (NO) và thường đóng (NC) là hai thuật ngữ khác nhau được sử dụng rộng rãi trong thế giới linh kiện điện, điện tử và kỹ thuật. Lúc đầu, việc hiểu ý nghĩa và sự khác biệt giữa chúng có thể khó khăn.

Trong bài viết này tôi sẽ giải thích ý nghĩa của từng thuật ngữ, chỉ ra cách hoạt động của chúng và đưa ra một số ví dụ về nơi chúng được sử dụng. Ta có thể dẽ dàng tìm thấy và sử dụng các tiếp điểm/công tắc thường mở và thường đóng trên các công tắc, rơ le và PCLs.

Hãy bắt đầu với việc tìm hiểu ý nghĩa của thường mở (NO)

1. Thường mở (NO)

a. Tiếp điểm/ Công tắc thường mở NO là gì

Công tắc hoặc các tiếp điểm thường mở là một công tắc điện không cho dòng điện chạy qua nó ở trạng thái bình thường (Khi nó không được nén hoặc kích hoạt).



Mô tả cách hoạt động của NO
Tiếp điểm/Công tắc thường mở NO

 

Như bạn có thể thấy từ hình ảnh trên, công tắc ở trạng thái không được cấp nguồn/ trạng thái ban đầu không cho phép dòng điện chạy qua. Khi được nén hoặc nhấn, công tắc sẽ đóng mạch và cho phép dòng điện chạy qua.

Các công tắc và tiếp điểm thường mở có thể là công tắc tạm thời hoặc chốt. Công tắc tạm thời chỉ thay đổi trạng thái trong khoảng thời gian nó được nhấn hoặc kích hoạt và công tắc chốt thay đổi trạng thái khi nó được nhấn một lần. Công tắc chốt cần được nhấn lại để thay đổi trạng thái và trở về trạng thái ban đầu.

b. Công tắc thường mở được sử dụng ở đâu?

Công tắc hoặc tiếp điểm thường mở có nhiều công dụng trong thế giới hệ thống điện và mạch điện. Chúng ta sử dụng chúng cho các ứng dụng như nút khởi động, nút khởi động lại, và thậm chí trên công tắc đèn. Chắc hẳn bạn đã từng sử dụng một số hệ thống điện sử dụng công tắc thường mở mà không hề hay biết.

Dưới đây là danh sách một số ứng dụng phổ biến nhất mà chúng ta sử dụng công tắc/tiếp điểm thường mở (NO):

  • Nút khởi động

  • Nút reset

  • Công tắc đèn trong tủ lạnh ( Công tắc tạm thời)

    • Khi mở tủ tiếp điểm thường mở chuyển trạng thái thành đóng lại làm cho dòng điện thông trong mạch và đèn sẽ phát sáng. Khi cửa tủ đóng lại thì sẽ có tác động vật lý từ cửa tủ tác động lên công tắc và ngắt mạch đèn.
  • Khối tiếp điểm thường mở

  • Rơ le thường mở

  • Bàn đạp điều khiển từ xa

2. Thường đóng (NC)

a. Tiếp điểm/ Công tắc thường đóng NC là gì?

Công tắc hoặc tiếp điểm thường đóng là một công tắc điện cho phép dòng điện chay qua khi nó ở trạng thái bình thường (Khi nó không bị nén hoặc kích hoạt).

Tiếp điểm/Công tắc thường mở NC
Tiếp điểm/Công tắc thường mở NC

Hình ảnh trên cho thấy một công tắc thường đóng ở cả trạng thái bình thường và được nén hoặc kích hoạt. Khi công tắc thường đóng ở vị trí mặc định, nó cho phép dòng điện chạy qua. Khi công tắc được kích hoạt hoặc nén, nó sẽ mở mạch và làm cho dòng điện ngừng chạy. Kích hoạt công tắc thường đóng có thể ngắt toàn bộ nguồn điện của máy hoặc thiết bị.

b. Công tắc thường đóng được sử dụng ở đâu?

Công tắc thường đóng được sử dụng trong một số ứng dụng khác nhau. Chúng ta sử dụng các công tắc hoặc tiếp điểm thường đóng để ngăn dòng diện chạy qua các mạch và hệ thống điện. Một số vị trí phổ biến nhất mà công tắc thường đóng (NC) được sử dụng là trong các nút dừng và trong các mạch điều khiển.

Dưới đây là danh sách các ứng dụng phổ biến nhất được sử dụng các tiếp điểm/công tắc thường đóng (NC):

  • Nút dừng

  • Nút dừng khẩn cấp

  • Khối tiếp điểm thường đóng

  • Rơ le thường đóng

3. Làm sao để biết một tiếp điểm là thường đóng hay thường mở?

Hầu hết các tiếp điểm được sử dụng trên công tắc hoặc nút bấm đều được đánh dấu bằng các chữ cái NO hoặc NC, đây là cách dễ dàng nhất để xác định chúng. Các nhà sản xuất đôi khi cũng sẽ đặt một sơ đồ nhỏ về cấu hình tiếp điểm ở mặt bên của thành phần. Nhiều tiếp điểm được sử dụng trên công tắc đều hiển thị thông tin này trên chúng.

Nếu các tiếp điểm không được đánh dấu thì bạn sẽ cần kiểm tra chúng bằng một thiết bị kiểm tra như đồng hồ vạn năng. Tiếp điểm thường mở sẽ mở khi không có nguồn điện được kết nối và khi nó chưa được kích hoạt. Tiếp điểm thường đóng sẽ được đóng khi không được cấp điện. Luôn kiểm tra điều này khi không có điện trên tiếp điểm và cũng đảm bảo rằng các công tắc và nút bấm đều ở trạng thái bình thường.

4. Sự khác biệt giữa các tiếp điểm thường mở (NO) và thường đóng (NC) là gì?

Các tiếp điểm thường mở (NO) có nghĩa là dòng điện không chạy qua chúng ở trạng thái bình thường. Khi các tiếp điểm thường mở được kích hoạt, chúng sẽ cho phép dòng điện được chạy cho. Các tiếp điểm thường đóng (NC) có nghĩa là dòng điện có thể chạy qua chúng khi công tắt hoặc nút bấm chưa được kích hoạt. Khi các tiếp điểm thường mở được kích hoạt, chúng sẽ ngắt mạch và dừng dòng điện.

a. Bạn có thể vận hành các tiếp điểm thường mở (NO) và thường đóng (NC) từ một nút bấm không?

Có, bạn có thể sử dụng một nút bấm hoặc công tắc để vận hành cả tiếp điểm thường mở và thường đóng. Loại cấu trúc này được sử dụng rộng rãi khi kết hợp các nút bấm với PLC và HMI vì có thể sử dụng như các tiếp điểm khác nhau để hiển thị trạng thái của các thành phần và quy trình nhất định.

b. Sự khác biệt giữa Rơ le thường mở và thường đóng là gì?

Rơ le có thể là thường mở hoặc thường đóng hoặc kết hợp cả hai. Điều này nghĩa là cấu hình của các tiếp điểm rơ le là mở, đóng hoặc kết hợp cả hai

Rơ le thường mở không cho phép dòng điện chạy ở trạng thái bình thường. Khi dây quấn nhận nguồn điện, các tiếp điểm sẽ đóng lại và cho phép dòng điện chạy qua chúng.

Rơ le thường đóng cho phép nguồn điện chạy qua các tiếp điểm của chúng khi ở trạng thái mặc định (Không có nguồn điện). Khi dây quấn nhận nguồn điện, các công tắc sẽ mở mà dừng dòng điện.

5. Ứng dụng kết hợp giữa tiếp điểm thường đóng và thường hở

Ứng dụng phổ biến nhất có thể kể đến đó chính là sử dụng cả 2 tiếp điểm cùng nhau khi có nhiều điều kiện để kích hoạt một thiết bị. Giả sử bạn có một đèn được điều khiển bằng cảm biến phát hiện có người, nhưng bạn muốn tránh sử dụng đèn khi đủ ánh sáng tự nhiên. Trong trường hợp này, sẽ có hai tiếp điểm được mắc nối tiếp.

  1. Tế bào quang điện có tiếp điểm NC, mở ra khi có ánh sáng ban ngày.
  2. Cảm biến phát hiện có người với tiếp điểm NO, sẽ đóng khi có người.

Cảm biến phát hiện có người sẽ luôn đóng tiếp điểm khi phát hiện có người trong khu vực, nhưng đèn chiếu sáng chỉ được kích hoạt nếu tiếp điểm của tế bào quang điện đóng. Vào ban ngày, nó được mở ra, vì vậy đèn chiếu sáng không kích hoạt để đáp ứng.

6. Kết luận

Với bài viết trên. mong rằng đã mang lại các kiến thức hữu ích cho bạn. Theo dõi MECSU để tiếp tục đón đọc các bài viết chất lượng nhé.

mecsu book

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/quat.nKKQ

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

Bài viết cùng chuyên mục

Công tắc hẹn giờ là gì: Hoạt động, cài đặt và ứng dụng của chúng 15 / 02
2023

Nếu bạn thắc mắc vì sao đèn đường có thể tự bật tắt mỗi ngày, thì bài viết này là dành cho bạn

Đèn LED được tạo ra như thế nào và chúng được làm bằng gì? 14 / 02
2023

Theo định nghĩa, LED đề cập đến diode phát sáng, có nghĩa là chúng được tạo thành từ các điốt nhỏ được tạo ra từ vật liệu bán dẫn

Lý thuyết điện cơ bản 06 / 02
2023

Vậy điện là gì và nó đến từ đâu? Quan trọng hơn, tại sao thảm, tất và tay nắm cửa lại là một sự kết hợp tồi? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về những điều đó

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn