Cường độ chịu kéo của thép là một trong những khái niệm được rất nhiều anh em xây dựng, cơ khí quan tâm. Vậy cường độ này là gì? Cách để tra cường độ cụ thể như thế nào. Mọi thông tin sẽ được Mecsu giải đáp trong bài chia sẻ bên dưới.
Cường độ của thép chính là một thông số đặc trưng thể hiện khả năng chống chịu của thép trước những tác động hoặc phá hoại của ngoại lực hay những điều kiện môi trường khác nhau.
Đối với các sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong ngành cơ khí xây dựng như bu lông ốc vít, ty ren thì thông số của cường độ chịu kéo có ý nghĩa quan trọng trong tính an toàn sản phẩm và tính ứng dụng thực tế.
Để hiểu rõ tính năng cơ học của cốt thép, bạn có thể thực hiện thí nghiệm kéo mẫu thép dưới đây.
Dựa vào đại lượng chỉ quan hệ ứng suất σ và biến dạng ԑ, ta có thể phân chia thép làm 2 loại là thép dẻo và thép rắn.
Thông thường thì loại thép này có giới hạn chảy trong khoảng 200-500 Mpa, còn độ biến dạng cực hạn es* = 0.15 ÷ 0.25 (trong đó giới hạn bền lớn hơn giới hạn chảy là 20% - 40%)
Giới hạn bền của loại thép này giao động vào khoảng 500-2000 Mpa và có độ biến dạng ses* = 0.05 ÷ 0.1. Thông thường cốt thép rắn sẽ không có giới hạn chảy cụ thể.
Đối với thép ta quan tâm đến 3 giới hạn quan trọng nhất có thể kể đến đó chính là:
Đối với nhóm thép dẻo có giới hạn chảy rõ ràng thì bạn có thể dựa vào biểu đồ ứng suất
Trường hợp là nhóm thép rắn không có giới hạn đàn hồi và giới hạn chảy rõ ràng ta có thể tham khảo quy ước rõ ràng như sau:
Giới hạn đàn hồi quy ước giá trị ứng suất σel với biến dạng dư tỷ đối là 0.02%. Bên cạnh đó giới hạn chảy được quy ước với giá trị ứng suất σy cùng biến dạng dư tỷ đối được tính bằng 0.2%.
Công thức tính cường độ chịu kéo của thép có thể xác định cụ thể như sau:
Cường độ tiêu chuẩn của thép được tính với đơn vị Rsn (xác định bằng cường độ giới hạn chảy, xác xuất đảm bảo không dưới 95%)
Công thức tính cường độ tính toán cốt thép được thể hiện:
Trong đó:
Đa số các công trình xây dựng tại Việt Nam được thí nghiệm thép đạt tiêu chuẩn TCVN 1651-2 : 2018 (tiêu chuẩn được Cục tiêu chuẩn quốc gia quy định).
Cường độ chịu kéo của CB300, CB400v, CB500 đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thi công, xây dựng. Thông thường các kiến trúc sư sẽ ứng dụng các cường độ chịu kéo thép này để thiết kế công trình và tính toán cho công trình, đồng thời quyết định công trình nên sử dụng loại thép xây dựng nào để tương thích.
Người chịu trách nhiệm thí nghiệm thép là ai?
Với bất kỳ một công trình xây dựng nào thì việc nhập thép được tiến hành bởi các đơn vị thi công, chủ đầu tư hay có thể là đơn vị giám sát thi công.
Trong một công trình xây dựng việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 1651-2 : 2018 rất quan trọng.
Đối với một công trình xây dựng nào đó, nếu muốn kiểm tra chất lượng thép trong công trình thì sẽ rất dễ dàng kiểm tra vì đã có giấy kiểm định chất lượng thép đạt chuẩn.
Để có thể an tâm sử dụng công trình cũng như các chủ đầu tư có thể đảm bảo chất lượng thép cho công trình của mình thì tốt nhất nên lựa chọn đơn vị cung cấp có đầy đủ giấy tờ, giấy bảo hành, giấy có thông tin xuất xứ của sản phẩm hay các loại giấy kiểm định kiểm chất lượng.
>>> 800+ Mã Sản Phẩm Long Đền: https://mecsu.vn/san-pham/long-den.WR
>>>800+ Mã Sản Phẩm Đai Ốc: https://mecsu.vn/san-pham/tan-dai-oc.GB1j
Mời anh em đọc thêm:
Tính toán cường độ chịu kéo của thép rất quan trọng, tiêu chí này đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của công trình xây dựng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cường độ kéo, tính chất và công thức để có thể tính toán một cách chính xác nhất.