Ren chính là kết cấu được sử dụng để kẹp chặt các chi tiết như bu lông, vít cây, đinh vít, trục vít me trong các thiết bị máy móc hiện đại. Trong kỹ thuật, ren được vẽ theo những quy ước cụ thể và các ký hiệu riêng. Bài viết này sẽ đề cập đến cách vẽ ren và những loại ren tiêu chuẩn áp dụng phổ biến hiện nay.
Ren và các chi tiết của ren đều được tiêu chuẩn hóa về hình dạng. Các kích thước và ký hiệu của ren quy định trong những tiêu chuẩn được ban hành.
Sự hình thành của ren như thế nào?
Cách vẽ ren được hình thành nhờ các chuyển động xoắn ốc. Khi có một điểm chuyển động trên đường sinh thì đường sinh đó quay đều trên trục cố định sẽ hình thành nên chuyển động xoắn ốc.
Trong đó quỹ đạo của điểm chuyển động chính là đường xoắn ốc (hình 1)
[caption id="attachment_3674" align="aligncenter" width="695"] Hình 1[/caption]
Đường xoắn ốc trụ là đường sinh thẳng song song với trục quay. Còn đường sinh cắt trục quay thì ta sẽ có đường xoắn óc nón.
Khi đường sinh quay quanh trục ta gọi đó là bước xoắn. Ở hình 2, ta có thể thấy hình chiếu vuông góc của đường xoắn óc trụ chính là đường hình Sin.
[caption id="attachment_3675" align="aligncenter" width="695"] Hình 2[/caption]
Cách vẽ ren được xác định khi đường bao (hình thang, cung tròn hay hình tam giác) chuyển động hình xoắn ốc trên mặt trụ hoặc mặt côn. Đường bao này được gọi là prôfin ren.
Khi ren được hình thành trên trục ren được gọi là ren ngoài. Còn ren trong sẽ được hình thành trong lỗ ren. (hình 3)
[caption id="attachment_3676" align="aligncenter" width="695"] Hình 3[/caption]
Thông thường thì cách vẽ ren sẽ được thực hiện theo quy ước. Trên các bảng vẽ sẽ có các ký hiệu riêng biệt thể hiện các yếu tố của ren. Ký hiệu các loại ren quy định theo tiêu chuẩn TCVN 204-1993 cụ thể là:
Ký hiệu của ren được đặt trên đường kích thước ở đường kính ngoài của ren. (hình 4)
[caption id="attachment_3677" align="aligncenter" width="695"] Hình 4[/caption]
Ký hiệu ren “LH” được ghi ở cuối ký hiệu ren nếu ren có hướng xoắn trái. Còn trong trường hợp ren có nhiều đầu mối thì bước ren p trong ngoặc đơn sẽ đạt sau bước xoắn.
[caption id="attachment_3678" align="aligncenter" width="695"] Hình 5[/caption]
Khớp ren sẽ được biểu diễn theo mặt cắt dọc với trụ ren, trên hình cắt sẽ thể hiện phần ăn khớp, ưu tiên vẽ ren ngoài. (hình 6)
[caption id="attachment_3679" align="aligncenter" width="695"] Hình 6[/caption]
Mối ghép ren côn thể hiện giới hạn của mặt chuẩn, chiều dài đoạn khớp ren và bên cạnh đó cho phép tăng độ côn. (hình 7)
[caption id="attachment_3680" align="aligncenter" width="695"] Hình 7[/caption]
Các yếu tố cơ bản như prôfin ren, đường kính ren, bước ren, số đầu mối, hướng xoắn giống nhau sẽ quyết định ren ngoài và ren trong ăn khớp với nhau.
Chính là hình phẳng tạo thành ren, được biểu hiện với các dạng hình khác nhau như hình thang, hình vuông, hình tam giác và hình cung tròn. (hình 8)
[caption id="attachment_3681" align="aligncenter" width="695"] Hình 8[/caption]
Trong kỹ thuật, đường kính lớn nhất của ren được gọi là đường kính ngoài, đường kính này đại diện cho kích thước của ren và được ký hiệu là d.
Đường kính nhỏ nhất được gọi là đường kính trong và được ký hiệu là đ.
Có nhiều hình phẳng giống nhau chuyển động theo chiều đường xoắn ốc đều nhau thì sẽ tạo nên ren nhiều đầu mối. Trong đó mỗi đường xoắn ốc sẽ được quy định là một mối.
Số đầu mối sẽ được ký hiệu là n (hình 9)
[caption id="attachment_3682" align="aligncenter" width="695"] Hình 9[/caption]
Được xác định bằng khoảng cách theo chiều trục giữa 2 đỉnh ren kề nhau. Trong bản vẽ ren thì bước ren sẽ được ký hiệu là p.
Hướng xoắn là hướng đường xoắn ốc tại nên ren đó. Thông thường thì trong sản xuất người tra sẽ sử dụng ren có hướng xoắn tại một đầu mối.
Ren tiêu chuẩn hóa phục vụ tốt nhất cho việc thiết kế, chế tạo và thực hiện cách vẽ ren trong bản vẽ. Loại ren gọi là ren tiêu chuẩn khi các yếu tố cơ bản của nó được thống nhất rõ theo tiêu chuẩn.
Ren ống được ứng dụng trong các mối ghép ống, trong kỹ thuật thì prôfin của ren ống chính là tam giác có góc đỉnh bằng 55°. (hình 10)
[caption id="attachment_3683" align="aligncenter" width="695"] Hình 10[/caption]
Ren ống được phân chia làm 2 loại, ren ống hình trụ có ký hiệu là G và ren ống hình côn có ký hiệu là R. Kích thước cơ bản của ren ống được quy định trong TCVN 207 – 66. Và TCVN 205-66
Ren hệ mét được sử dụng trong các mối ghép thông thường, có ký hiệu là M. Loại ren này được chia làm ren có kích thước lớn và ren bước nhỏ.
Trong đó đường kính và bước ren được quy định trong TCVN 44 – 63.
[caption id="attachment_3684" align="aligncenter" width="695"] Hình 11[/caption]
Prôfin ren hình than là hình thang cân có góc 30°, ký hiệu là Tr. Kích thước của loại ren này được quy định trong TCVN 209-66. (hình 12)
[caption id="attachment_3685" align="aligncenter" width="695"] Hình 12[/caption]
Bên cạnh các loại ren theo tiêu chuẩn còn có ren không tiêu chuẩn, đây là loại ren có prôfin không theo tiêu chuẩn quy định. Ví dụ như ren vuông (ký hiệu là Sq).
>>> Tham khảo thêm:
Qua các thông tin về cách vẽ ren, các yếu tố cơ bản của ren và các loại ren tiêu chuẩn phổ biến hiện nay sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các anh em kỹ thuật khi thiết kế các bản vẽ.