Bu lông 8.8 là gì?

Bu lông 8.8 là gì?

Bu lông là một linh kiện được sử dụng phổ biến, ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống. Vậy bạn đã thực sự hiểu về loại linh kiện này chưa? Vậy bu lông là gì? Bu lông 8.8 là gì? Những thông tin hữu ích liên quan khác sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Bulong (tên tiếng anh là bolts) là một sản phẩm, linh kiện cơ khí được sử dụng để kết nối các vật tư lại với nhau nhằm tạo nên một liên kết bền vững chặt chẽ mà không mất quá nhiều công sức và chi phí. Bulong có nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến là dạng hình thanh trụ tròn được tiện ren và thiết kế một cách phù hợp với đai ốc giúp cho việc tháo lắp thuận tiện và dễ dàng nhất.

Những thông tin hữu ích về bu lông

Công dụng của bu lông

Bu lông dùng để kết nối các linh kiện, các chi tiết rời rạc lại với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Nguyên lý hoạt động

Bulong hoạt động dựa trên cơ chế của sự ma sát giữa các vòng ren và đai ốc với nhau, giúp cho các chi tiết, linh kiện được kẹp chặt lại tuy nhiên vẫn dễ dàng tháo lắp khi sửa chữa.

Cách đọc ký hiệu trên bu lông

Dựa trên tiêu chí về độ bền, bu lông được chia thành nhiều loại khác nhau, các cấp khác nhau. Các loại này được chia ra tương ứng với 2 loại ren. Đó là ren hệ inch và ren hệ mét. Ở Việt Nam sử dụng phổ biến nhất là ren hệ mét. Bởi đơn vị đo lường chính ở Việt Nam là mét. Bulông đai ốc hệ mét có các ý nghĩa và có cách đọc các kí hiệu như sau:

– Ngay trên đỉnh của các bulông sẽ có các kí hiệu. Các kí hiệu này từ 2 đến 3 ký tự số latinh. Ý nghĩa của các con số này nói lên cấp của bulông. Ở ký hiệu này sẽ được kí hiệu dưới dạng XX.X Trong đó, kí hiệu trước dấu chấm là chỉ 1/10 độ bền kéo của con bulông. Độ bền này là độ bền tối thiểu có đơn vị là kgf/mm2. Con số sau dấu chấm chỉ 1/10 giá trị giữa tỉ lệ giới hạn chảy và độ bền kéo tối thiểu. Đơn vị được biểu thị dưới dạng %: δch/δb.

– Ngoài ra trên đầu thanh bulông còn có ký hiệu bằng chữ cái in hoa. Đây là kí hiệu tên của nhà sản xuất. Ví dụ như THE, TY, NLGS…

– Đối với trên bảng vẽ thiết kế bu lông sẽ có các ký hiệu khác mà trên bulông thật không có như: K: kí hiệu của giác bulông, L: chỉ chiều dài của bulông, P: kí hiệu các bước ren và d: chính là đường kính của bulông.

– Các cấp bền của bu lông hệ mét từ từ 3.8 đến 12.9. Tuy nhiên phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí là bulông cường độ cao như bu lông cấp 8.8, cấp 10.9 và bu lông cấp 12.9. Có nghĩa là chỉ bao gồm các bulông có kích thước M6 trở lên mà thôi.

Tiêu chuẩn bu lông như thế nào?

Với mong muốn tạo ra các bulông có chất lượng cao để phục vụ tốt nhất cho mọi hoạt động thì các bulông cần phải đạt một tiêu chuẩn nhất định. Đây là cơ sở để tạo ra các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm của các công trình được tốt nhất có thể. Các tiêu chí của bulông bao gồm:

– Vật liệu cấu tạo nên bulông phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn: Ta cần lựa chọn các vật liệu có thể tạo nên các bulông mà có tính dễ rèn, dễ hàn và dễ dập. Đồng thời cần có độ bền cao, chịu đựng được các va đập và tải trọng lớn. Ngoài ra còn có khả năng chống lại sự mài mòn và oxi hóa. Các sản phẩm bulông không bị gỉ và chịu được môi trường nhiệt độ cao

– Tất cả các loại bu lông cầm phải có một kích thước nhất định nhằm phù hợp với chuẩn mực đưa ra cho các máy móc, thiết bị vật tư. Sự đồng nhất về kích thước sẽ giúp cho các công tác hoạt động dễ dàng và thuận lợi hơn.

Bu lông 8.8 là gì?

Bu lông 8.8 là loại bu lông cường độ cao được ứng dụng phổ biến trong ngành cơ khí. Đây là loại bulông có khả năng chịu được tải trọng rất lớn so với các bu lông thông thường khác.

Những thông tin hữu ích về bu lông 8.8

– Cách nhận diện ra bu lông 8.8 là trên đầu của bulông sẽ có kí hiệu 8.8 Ý nghĩa của kí hiệu này có nghĩa là chỉ trị số thể hiện cấp bền của bulông. Cụ thể giới hạn bền nhỏ nhất là 800Mpa. Tỷ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền là 8/10

– Giới hạn chảy tối thiểu là 640N/mm2. Vật liệu tạo nên bu lông 8.8 là 34Cr và 38CrA. Cấp độ bền của bu lông cũng chính là chỉ số, tên gọi của bulông là 8.8

– Bu lông 8.8 bao gồm 2 loại chính là bu lông lục giác ngoài và bulông lục giác chìm. Bulông lục giác ngoài chia làm hai loại nhỏ là bulông loại ren lửng và bu lông loại ren suốt. Còn đối với bulông lục giác chìm thì gồm có bulông dạng đầu trụ, đầu tròn và bulông lục giác chìm dạng đầu bằng, bulong lục giác không đầu.

– Bu lông 8.8 được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành cơ khí, lắp ráp xe hơi trong các ngành công nghiệp mũi nhọn hay trong việc thi công nhà thép tiền chế. Ngoài ra còn dùng trong việc xây dựng các trạm thu phát sóng âm, phát sóng viễn thông…. Nói chung bất kì ngành nghề nào cần sử dụng bu lông 8.8 thì đều có thể dùng loại bulong này.

Bài viết vừa giúp bạn giải đáp bu lông là gì? Bu lông 8.8 là gì? Và những thông tin hữu ích liên quan. Hy vọng với những thông tin này sẽ là cơ sở để các bạn có thể lựa chọn cho mình những loại bu lông phù hợp và đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các loại bulông cần giải đáp có thể để lại các phản hồi hay ý kiến kèm theo số điện thoại. Mecsu sẽ liên hệ và giải đáp chi tiết nhất cho khách hàng.

>>> 800+ Mã Sản Phẩm Tán - Đai Ốc: https://mecsu.vn/san-pham/tan-dai-oc.GB

>>> 800+ Mã Sản Phẩm Lông Đền: https://mecsu.vn/san-pham/long-den.WR

Bài viết cùng chuyên mục

Kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm 30 / 06
2020

Bulông lục giác chìm hay còn gọi là bu lông lục giác chìm là loại linh kiện cơ khí hay nói chính xác hơn là bulông được sản xuất từ các vật liệu như thép hoặc thép không gỉ (inox)

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn