Lưới Cưa Gỗ cũng giống hầu hết các loại lưỡi cưa chuyên dụng khác, tuy nhiên có nhiều răng hơn, vết cắt tạo ra mịn hơn nên thích hợp dùng cắt những mãnh gỗ vuông với thớ gỗ. Chính vì vậy, lưỡi cưa này còn được gọi là lưỡi cắt. Mặc dù lưỡi cưa gỗ không cắt nhanh như lưỡi xé nhưng những vết cắt lại trơn tru, thẩm mĩ cao.
Bạn chưa tìm được sản phẩm? Tìm thêm qua bộ lọc sản phẩm.
Lưỡi cưa gỗ là loại cưa có nhiều răng hơn so với các loại cưa khác, vết cắt tạo ra mịn hơn nên thích hợp dùng cắt những mãnh gỗ vuông với thớ gỗ. Chính vì vậy, lưỡi cưa này còn được gọi là lưỡi cắt. Mặc dù lưỡi cưa gỗ không cắt nhanh như lưỡi xé nhưng những vết cắt lại trơn tru, thẩm mĩ cao.
Để mang lại những đường cắt sắc bén, đẹp mắt, cách chọn lưỡi cưa gỗ phù hợp chính là điều đầu tiên mà bất kỳ người thợ nào cũng cần quan tâm. Để tăng hiệu quả, năng suất công việc tốt, tiết kiệm thời gian và công sức, cần chú ý khi chọn lưỡi cưa gỗ.
Số lượng răng của lưỡi cưa
Số lượng răng cưa tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 răng liền nhau. Điều này có nghĩa, răng cưa càng ít thì khoảng cách càng lớn, tốc độ đẩy phôi gỗ sẽ nhanh hơn. Theo đó, nếu muốn đẩy nhanh tiến độ, nên lựa chọn loại lưỡi có 24 răng. Loại thông dụng thường có đường kính là 254mm.
Ngược lại, đối với khối gỗ có kích thước nhỏ, mắt cắt ngang cần yêu cầu đường cắt mịn, không để lại các đường hằn bạn nên chọn loại lưỡi có nhiều răng hơn. Lưỡi cưa cắt ngang sẽ có số lượng răng khoảng 60-80 TPI (số răng trên 1 inch), tùy vào kích thước tấm gỗ, nhu cầu sử dụng. Do yêu cầu tính tỉ mỉ, thẩm mỹ cao hơn so với loại ít răng nên tốc độ xẻ của chúng sẽ chậm hơn.
Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có lưỡi cưa đa năng. Loại này được thiết kế khoảng trống giữa các răng liền kề đảm bảo tối đa sự hài hòa và phục vụ cho cả 2 mục đích xẻ, cắt ngang thớ gỗ.
Qua quá trình sử dụng thực tế, người thợ sẽ có được kinh nghiệm chọn lưỡi cưa gỗ phù hợp với từng mục đích sử dụng. Số răng càng nhiều thì độ mịn của các thớ gỗ cắt ra càng cao. Tuy nhiên, lại hạn chế về tốc độ cắt. Trong khi đó, lưỡi cưa có thiết kế răng thưa giúp tiết kiệm thời gian thi công, chế biến nhưng mặt cắt lại thô.
Kiểu răng cưa
Để chọn lưỡi cưa phù hợp với mục đích sử dụng, chỉ cần chú ý đến các đặc điểm bề ngoài của chúng. Cụ thể là hình thức sắp xếp các răng cưa trên cùng một thiết kế.
Hiện có 3 dạng răng cưa được dùng phổ biến nhất:
Ngoài ra, còn có hình dạng răng cưa xếp xen kẽ có góc lớn (Hi-ATB). Tuy ít thông dụng hơn 3 loại kể trên, nhưng trong một số nhà máy, xưởng mộc cũng trang bị, để sử dụng cho các vật liệu như gỗ công nghiệp melamine.
Nếu không muốn mất thời gian để lựa chọn, thay đổi lưỡi cưa, có thể cân nhắc lựa chọn loại răng xếp theo dạng phức hợp nhiều loại (Comp). Các răng của chúng được phân bổ thành từng nhóm khoảng 4-5 cái xen kẽ giữa 2 kiểu nghiêng so le và thẳng. Đây là dạng lưỡi đa năng được thiết kế với mục đích cân bằng cho các 2 công đoạn xẻ và cắt ngang thớ gỗ.
Khoảng cách răng
Tương tự số răng, khoảng cách của các răng trên lưỡi cưa đồng nghĩa với tốc đa xẻ, cắt gỗ. Nếu khoảng cách 2 răng càng lớn, thời gian thực hiện sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn. Tuy nhiên, để có được đường cắt ngang mịn, đẹp, người thợ lại nên chọn loại có khoảng cách nhỏ, răng liền kề.
Khoảng cách giữa 2 răng liền kề tỉ lệ thuận với thời gian cắt, xẻ gỗ. Sự khác nhau về khoảng cách của từng loại răng cưa sẽ giúp những lựa chọn lưỡi cưa phù hợp tùy theo nhu cầu sử dụng, dễ dàng kiểm soát được tốc độ chế biến gỗ.
Lưỡi cưa có phủ bảo vệ
Đây là điểm dễ nhận thấy giữa các dòng lưỡi cưa giá rẻ và cao cấp. Nếu như ở các sản phẩm giá rẻ, chúng chỉ có một lớp sơn bên ngoài và không mang đến hiệu quả cao, thì loại cao cấp lại hoàn toàn khác biệt. Sơn phủ có tác dụng như một “tấm áo” bảo vệ, hạn chế các ma sát trong quá trình cắt, xẻ và điều hòa nhiệt độ của lưỡi cưa. Chúng làm giảm sự mài mòn, góp phần kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. Do đó, đây chính là một trong những yếu tố tuyệt đối không thể bỏ qua trong cách chọn lưỡi cưa gỗ.
Độ dày lưỡi cưa
Cần ghi nhớ rõ nguyên tắc: Lưỡi cưa càng mỏng, năng suất của động cơ càng được tiết kiệm. Tuy nhiên, giá thành của các loại này cũng sẽ đắt hơn so với lưỡi cưa thông thường. Các chuyên gia đều có chung một quy ước ngầm, để đưa ra một sự lựa chọn tối ưu cho các công việc nặng, đòi hỏi hiệu suất cao, tốt nhất bạn nên lựa chọn loại cưa mỏng.
Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian thực hiện, chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Điển hình như loại bỏ ít gỗ hơn, giảm thiểu tối đa lượng mạt cưa thải ra môi trường, có lợi cho sức khỏe.
Có thể khẳng định, lưỡi cưa mỏng là sự tiến bộ đáng ghi nhận trong ngành CNC, cơ khí. Chúng không chỉ mỏng, nhẹ mà còn đảm bảo độ cứng chắc, khả năng hoạt động ổn định, tương thích với nhiều chủng loại máy cưa phổ biến.
Chất liệu lưỡi cưa
Nếu chọn một lưỡi cưa từ một thương hiệu nổi tiếng, có chất lượng đảm bảo, công việc sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn. Chúng luôn được phủ một lớp bề mặt phía ngoài, có tác dụng bảo vệ, hạn chế ma sát và mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng nghĩa với việc tuổi thọ của sản phẩm được kéo dài so với những loại giá rẻ, không rõ nguồn gốc.
Góc của lưỡi cưa
Góc của lưỡi cưa gỗ là gì?
Có thể hiểu đơn giản là khoảng cách giữa đường thẳng đứng của lưỡi cưa theo phương nhìn của mắt (từ trước ra sau) với độ nghiêng của răng cưa. Cụ thể, góc càng lớn thì tốc độ cắt, thoát mạch càng hiệu quả. Ngược lại, nếu góc nhỏ, thời gian cắt sẽ lâu hơn nhưng lại tạo được bề mặt mịn màng, có tính thẩm mỹ cao.
Các lưỡi cưa dùng với mục đích xẻ gỗ luôn có kích thước góc lớn, khoảng 20 độ hoặc cao hơn tùy theo nhu cầu. Nếu muốn cưa trượt đa góc nên chọn loại răng nhỏ, khoảng 5 độ.
Ngoài ra, cũng có thể cân nhắc sử dụng các lưỡi cưa đa năng. Chúng có góc 15 độ và được ứng dụng cho nhiều công việc khác nhau cùng lúc như xẻ gỗ và cưa trượt đa góc.