Không chỉ là vật dụng cần thiết trong gia đình giấy nhám còn sử dụng phổ trong các ngành công nghiệp khác, nó có công dụng mài mòn bề mặt các vật liệu. Vậy giấy nhám là loại giấy như thế nào? Có những loại giấy nhám nào phổ biến trên thị trường hiện nay? Anh em hãy cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
Giấy nhám (giấy ráp) là loại giấy có thể mài mòn để loại bỏ lượng nhỏ vật liệu trên bề mặt của vật liệu đó (ví dụ như lớp sơn cũ), giúp cho bề mặt sản phẩm đó mượt mà hơn.
Ngoài ra, giấy nhám còn làm cho bề mặt vật dụng láng hơn trước khi dán để giấy dán gắn chặt vào vật cần dán như xoong, nồi,...
Cấu tạo của giấy nhóm có 3 phần: Hạt nhám, keo dính và lớp lưng bằng giấy hoặc vải.
Trong đó:
Tùy thuộc vào chức năng hoặc độ cát mà phân loại các loại giấy nhám để phù hợp với từng loại máy sản xuất.
Về phân loại theo chức năng sẽ có một số loại giấy nhám điển hình như:
Có kích thước nhỏ thường có chiều rộng từ 300mm trở xuống và được đóng thành cuộn. Chúng thường cho các loại máy như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh hay tùy theo nhu cầu sử dụng mà chúng sẽ được các thành từng miếng nhỏ.
Hiện nay có kích thước 230 x 280mm thường được sử dụng thủ công (ví dụ như chà nhám mặt phẳng bằng tay) hoặc máy rung cầm tay để thực hiện xả nhám trong quá trình sơn PU.
Có kích thước lớn dùng cho máy nhám thùng - loại máy lớn chuyên dụng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên và có bề rộng với 3 kích cỡ là 600mm, 900mm và 1300mm.
Nhám vòng là loại nhám được thiết kế theo dạng vòng được nói với nhau bằng keo dán.
Nhám trụ là loại giấy được ứng dụng để đánh Bavia trong lồng thép bà những góc mà các loại nhám khác không đánh được. Chúng được nhập khẩu từ Nhật và có tên gọi khác là nhám đuôi.
Nhám xếp là loại giấy hình trong được cắt thành từng miếng rồi xếp lại với nhau. Chúng được biết đến là một dạng của vải nhám.
Nhám tròn là loại giấy ứng dụng trong máy chà nhám, chúng được thiết kế dạng đĩa hoặc tròn và có 2 loại: có lỗ và không có lỗi.
Mỗi năm, các nhà sản xuất sẽ tung ra thị trường một số loại giấy nhám mới phù hợp với từng tính năng riêng của nó nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều anh em hiện nay.
Ngoài chức năng, các loại giấy nhám còn được phân loại theo đặc tính như sau:
Là loại giấy được ít sử dụng trong chế biến gỗ. Chúng có màu vàng nhạt, rất nhẹ, dễ phân hủy và có tên gọi khác là giấy đá lửa.
Là loại giấy dùng để chà nhám lần cuối trước khi phủ lớp sơn lên và thường có màu nâu đỏ.
Là loại giấy có độ bền hơn so với giấy garnet dùng trong điện máy đánh nhám và chế biến gỗ nhưng lại không đạt hiệu quả cao bằng.
Là loại giấy được chế tạo từ các chất mài mòn có độ bền cao, giúp loại bỏ một lượng đáng kể nguyên liệu.
Là loại giấy được dùng chủ yếu để hoàn thiện kim loại hay ướt chà nhám nhưng lại không phổ biến trong chế biến gỗ. Chúng thường có màu xám tối hoặc màu đen.
Trên đây là một số loại giấy nhám được phân theo đặc tính mà anh em kỹ thuật nên biết. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và ứng dụng riêng, tùy theo nhu cầu của từng khách hàng.
Độ cát được hiểu là độ thô của giấy nhám, có ký hiệu là P (point) được phân loại theo từng độ mịn của bề mặt gỗ từng thấp đến cao sau khi xả nhám. Có một số loại mặc định như sau:
Bên cạnh đó, anh em cần lưu ý như sau: Khi độ nhám cao thì việc sử dụng sẽ nhanh hết hơn. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay thường rao bán giấy nhám có độ minh 500, 600mm nhưng thực thế thì ở ngưỡng 400mm.
Hiện nay, các sản phẩm giấy nhám hầu hết đều có kí hiệu P và A giúp anh em biết được kích thước trung bình của một tổ hợp hạt. Trong đó, P là ký hiệu theo tiêu chuẩn Châu Âu (FEPA) và A là ký hiệu theo tiêu chuẩn Nhật (JIS).
Ví dụ như P60:
Với nhiều loại giấy nhám khác nhau trên thị trường nên cũng có sự đa dạng về các loại hạt như 50, 60, 70, 80. Đồng thời, Hiệp hội cũng đã đưa ra về giới hạn tỷ lệ % cho phép của các hạt này. Trong đó, P60 được xem là ký hiệu của một tập hợp số và A60 cũng vậy.
Vì là một tập hợp số nên không thể quy chính xác từ P sang A hoặc ngược lại. Dựa vào tính toán thực tế của 2 giá trị này được các chuyên gia đưa ra giản đồ để có được số liệu chính xác hơn. Khi đó, với A6 thì giá trị P sẽ là P2700, P3000, P3500, P4000.
Người ta có thể kiểm tra đánh giá hiệu quả thông qua việc sử dụng các loại giấy nhám trong hoạt động sản xuất. Lúc này thì giá trị A và P chỉ mang tính chất tham khảo để anh em có thể lựa chọn dễ dàng khi mua sản phẩm.
Có thể thấy, giấy nhám là một công cụ đa năng rất cần thiết không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn ứng dụng nhiều trong công việc. Sau khi tìm hiểu, hy vọng sẽ thông tin giúp các anh em tìm kiếm loại giấy nhám để phù hợp với nhu cầu công việc nhé.