SCORPION là thương hiệu đến từ Nhật Bản
Bạn chưa tìm được sản phẩm? Tìm thêm qua bộ lọc sản phẩm.
Vật Tư Nhám : là những loại dụng cụ dùng để hỗ trợ cho việc mài mòn, làm nhẵn đánh bóng bề mặt sản phẩm. Cấu tạo chung vật tư nhám gồm hạt nhám, keo dính và lớp nền. Xem thêm thông tin Vật Tư Nhám.
Cách Chọn Độ Hạt Nhám:
Bề Mặt Hoàn Thiện | Thô | Mịn | Rất Mịn | Đánh Bóng | |||||||||||||||||
Độ Hạt | 16 | 24 | 36 | 40 | 50 | 60 | 80 | 100 | 120 | 150 | 180 | 220 | 240 | 280 | 320 | 360 | 400 | 500 | 800 | 1200 | 2000+ |
Nhóm Hạt | Siêu Thô | Thô | Trung Bình | Mịn | Rất Mịn | Siêu Mịn | Đánh Bóng | ||||||||||||||
Kích Thước Hạt | 530 - 1815µm | 336 - 425µm | 115 - 265µm | 60-106µm | 45 - 60µm | 36 - 45µm | nhỏ hơn 30µm |
Chú ý: Sử dụng nhám có độ hạt càng thấp thì bề mặt sau khi chà càng thô gồ ghề và sử dụng nhám có độ hạt càng cao thì bề mặt sau khi chà càng mịn, bóng loáng.
Cách Chọn Loại Hạt Nhám:
Ứng Dụng | Loại Hạt Nhám | Đặc Tính |
Đa Dụng | Nhôm Oxit | Độ bền cao chống mài mòn tốt, chất mài mòn này được dùng trên hầu hết tất cả mọi vật liệu. |
Zirconia Aluminum | Tốc độ cắt nhanh và tuổi thọ cao hơn Nhôm Oxit sử dụng được trên hầu hết vật liệu. | |
Nylon Mesh | Làm mịn, làm sạch và đánh bóng, kiểm soát quá trình hoàn thiện sản phẩm. | |
Inox, Titan và Kim Loại Cứng | Zirconia Aluminum | Sử dụng tốt cho kim loại cứng, loại vật liệu mài mòn này cắt nhanh và bền hơn Nhôm Oxit. Ceramic Alumina cứng hơn so với Zirconia Alumina và cũng bền hơn nhưng lúc sử dụng phải dùng nhiều lực hơn. |
Ceramic Alumina | ||
Nhôm, Đồng và Kim Loại Mềm | Silicon Carbide | Là một trong những chất mài mòn sắc bén nhất nó có thể cắt qua nhôm và kim loại mềm mà không tạo ra nhiều nhiệt, giúp ngăn ngừa sự tích tụ bụi mài. |
Gỗ | Garnet | Được sử dụng trong chế biến gỗ, đặc biệt là quá trình hoàn thiện, hạt Garnet mài mòn chậm hơn so với Oxit Nhôm nhưng tạo bề mặt gỗ mịn hơn. |
Phi Kim (nhựa, đá, gốm sứ) | Silicon Carbide | Là lựa chọn tốt nhất cho phi kim, rất sắc bén và mài mòn nhanh chóng dưới áp suất thấp. Nó cũng có thể làm việc với phi kim cứng nhưng không tối ưu. |
Kim Cương | Lựa chọn tốt nhất để mài mòn phi kim cứng, thời gian sử dụng lâu hơn Silicon Carbide |
Giấy nhám (Sandpaper) hay còn gọi là giấy ráp là vật liệu có tác dụng làm mài mòn các bề mặt sản phẩm từ gỗ, nhựa, kim loại,… Được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động thường ngày và các ngành công nghiệp.
Công dụng của giấy nhám
Giấy nhám có tác dụng mài mòn
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mài mòn vật liệu, có thể thực hiện trên nhiều bề mặt khác nhau như chà tường, sắt, gỗ, các kim loại khác,.. giúp dễ dàng loại bỏ lớp thô ráp và giúp cho bề mặt phẳng, mịn và đẹp hơn.
+ Trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám giúp mài vát tròn những góc cạnh, giúp cho các sản phẩm được tròn hơn và dễ dàng thực hiện các thao tác.
+ Giấy nhám còn được sử dụng trong việc loại bỏ lớp sơn cũ để có thể sửa chữa, sơn lại lớp sơn mới.
Tác dụng đánh bóng, đánh thô bề mặt
+ Sử giấy nhám để đánh bóng bề mặt và gia tăng độ bóng mịn của các bề mặt vật liệu rất tuyệt vời.
+ Chuẩn bị bề mặt cho các công đoạn tiếp theo, chẳng hạn sau khi hoàn thành xong công đoạn đánh bóng rồi mới tiếp tục thực hiện các việc như sơn, vecni bảo vệ lên bề mặt, từ đó sản phẩm được phủ bằng lớp sơn mới, hạn chế tình trạng mối mọt hoặc bị rỉ sét.
Và còn rất nhiều ứng dụng khác có thể sử dụng giấy nhám để xử lý các công việc.
Cấu tạo giấy nhám
Cấu tạo của giấy nhám thường có 3 phần chính: Hạt nhám, keo dính và lớp lưng bằng giấy hoặc vải.
Trong đó:
+ Hạt nhám (hạt mài) là thành phần chính tạo khả năng mài mòn và đánh bóng sản phẩm cho giấy. Một số loại hạt mài như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia.
+ Keo dính có công dụng làm gắn kết giữa hạt mài và lớp vải/giấy.
+ Lớp cuối cùng là lớp lưng bằng giấy hoặc vải là phần để chứa các hạt nhám.
Các loại giấy nhám thông dụng được sử dụng phổ biến hiện nay
Giấy nhám hiện nay đã trở thành một vật dụng quen thuộc ở nhiều ngành nghề khác nhau. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giấy nhám được sản xuất với những tiêu chuẩn khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng, dưới đây là một số loại giấy nhám phổ biến được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Giấy nhám nước hay giấy nhám ướt là một loại giấy nhám được sử dụng trong quá trình mài mòn và làm mịn bề mặt, được thiết kế để sử dụng trong cả môi trường nước và khô, thường được sử dụng trong các ứng dụng như đánh bóng gỗ, mài kim loại, hoặc làm mịn bề mặt sơn,... giấy nhám nước được đánh giá hiệu quả hơn cả về tốc độ chà nhám lẫn bề mặt của sản phẩm sau khi hoàn thành công việc.
Giấy nhám khô được sử dụng trong quá trình mài mòn, loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu từ bề mặt hoặc là để làm cho sản phẩm mượt mà hơn. Giấy nhám khô có thể làm việc ở bất kỳ đâu, phù hợp trong nhiều điều kiện làm việc mà không cần sử dụng nước hoặc chất lỏng làm môi trường làm việc. Giấy nhám khô được sử dụng để đánh bóng bề mặt gỗ, tre, kim loại hoặc các vật thể khác, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến gỗ và mài khuôn.
Giấy nhám cuộn là loại giấy nhám được thiết kế theo dạng cuộn tròn giúp dễ dàng bảo quản và vận chuyển, thuận tiện trong quá trình sử dụng, tiết kiệm diện tích. Khi sử dụng chỉ cần kéo thẳng ra, cắt với độ dài hay kích thước mong muốn là sử dụng được. Giấy nhám cuộn có thể dùng thủ công bằng tay hoặc kết hợp với các loại máy chà nhám để nâng cao hiệu quả công việc.
Giấy nhám đĩa hay giấy nhám dĩa là loại giấy nhám được thiết kế dưới dạng đĩa tròn và đôi khi có đục lỗ trên giấy nhám hoặc không, là một loại dụng cụ mài mòn được sử dụng để mài, làm mịn và chuẩn bị bề mặt cho các vật liệu khác nhau, thường được sử dụng cùng với các loại máy chà nhám hoặc có thể sử dụng thủ công đều được.
Bên cạnh các loại giấy giám thì cũng còn có các loại dụng cụ có chức năng tương tự, cũng được sử dụng với mục đích chà nhám hay làm đẹp, mịn bề mặt vật liệu. Một số loại dụng cụ chà nhám cũng được sử dụng phổ biến khác như:
Bùi nhùi thép (Steel Wool) là một nhúm sợi tơ kim loại dùng để chà, đánh bóng vật liệu như: gỗ, kim loại, nhựa, thuỷ tinh,... Bùi nhùi thép và giấy nhám khá giống nhau vì cả hai đều được được sử dụng để làm mịn hay làm sạch bề mặt nhưng sự khác biệt chính bùi nhùi thép được làm bằng các sợi kim loại, trong khi giấy nhám được là các hạt mài nhỏ.
Miếng chà nhám hay bùi nhùi miếng có công dụng tương tự như bùi nhùi thép nhưng với độ hạt và độ bền cao, khó rách, bong tróc hoặc gãy vụn, chống bám dính và không bị hoen gỉ, tuổi thọ sản phẩm cao. Giải pháp thay thế linh hoạt cho bùi nhùi thép, bàn chải sắt, giấy nhám cho các ứng dụng làm sạch và hoàn thiện bề mặt.
Bùi nhùi cuộn là sản phẩm được thiết kế như một tấm mỏng, được cuộn tròn lại, giúp việc chà nhám thêm sắc nét và làm việc tuyệt vời để nhanh chóng hoàn thiện các bề mặt không đều trên vật liệu. Với thiết kế cuộn, người sử dụng có thể cắt thành bất kì kích thước nào để dễ dàng thao tác ở những chi tiết khó tiếp xúc.
Mecsu hiện đang cung cấp đầy đủ các loại giấy nhám, các dụng cụ chà nhám vừa kể trên và còn có nhiều các loại vật tư gia công, mài mòn khác nửa, đảm bảo chất lượng chính xác, phục vụ tối ưu cho công việc gia công.
Cách Chọn Độ Hạt Nhám:
Bề Mặt Hoàn Thiện | Thô | Mịn | Rất Mịn | Đánh Bóng | |||||||||||||||||
Độ Hạt | 16 | 24 | 36 | 40 | 50 | 60 | 80 | 100 | 120 | 150 | 180 | 220 | 240 | 280 | 320 | 360 | 400 | 500 | 800 | 1200 | 2000+ |
Nhóm Hạt | Siêu Thô | Thô | Trung Bình | Mịn | Rất Mịn | Siêu Mịn | Đánh Bóng | ||||||||||||||
Kích Thước Hạt | 530 - 1815µm | 336 - 425µm | 115 - 265µm | 60-106µm | 45 - 60µm | 36 - 45µm | nhỏ hơn 30µm |
Chú ý: Sử dụng nhám có độ hạt càng thấp thì bề mặt sau khi chà càng thô gồ ghề và sử dụng nhám có độ hạt càng cao thì bề mặt sau khi chà càng mịn, bóng loáng.
Cách Chọn Loại Hạt Nhám:
Ứng Dụng | Loại Hạt Nhám | Đặc Tính |
Đa Dụng | Nhôm Oxit | Độ bền cao chống mài mòn tốt, chất mài mòn này được dùng trên hầu hết tất cả mọi vật liệu. |
Zirconia Aluminum | Tốc độ cắt nhanh và tuổi thọ cao hơn Nhôm Oxit sử dụng được trên hầu hết vật liệu. | |
Nylon Mesh | Làm mịn, làm sạch và đánh bóng, kiểm soát quá trình hoàn thiện sản phẩm. | |
Inox, Titan và Kim Loại Cứng | Zirconia Aluminum | Sử dụng tốt cho kim loại cứng, loại vật liệu mài mòn này cắt nhanh và bền hơn Nhôm Oxit. Ceramic Alumina cứng hơn so với Zirconia Alumina và cũng bền hơn nhưng lúc sử dụng phải dùng nhiều lực hơn. |
Ceramic Alumina | ||
Nhôm, Đồng và Kim Loại Mềm | Silicon Carbide | Là một trong những chất mài mòn sắc bén nhất nó có thể cắt qua nhôm và kim loại mềm mà không tạo ra nhiều nhiệt, giúp ngăn ngừa sự tích tụ bụi mài. |
Gỗ | Garnet | Được sử dụng trong chế biến gỗ, đặc biệt là quá trình hoàn thiện, hạt Garnet mài mòn chậm hơn so với Oxit Nhôm nhưng tạo bề mặt gỗ mịn hơn. |
Phi Kim (nhựa, đá, gốm sứ) | Silicon Carbide | Là lựa chọn tốt nhất cho phi kim, rất sắc bén và mài mòn nhanh chóng dưới áp suất thấp. Nó cũng có thể làm việc với phi kim cứng nhưng không tối ưu. |
Kim Cương | Lựa chọn tốt nhất để mài mòn phi kim cứng, thời gian sử dụng lâu hơn Silicon Carbide |