SKF là thương hiệu đến từ Thụy Điển, tên đầy đủ "Svenska Kullager Fabriken" , được thành lập vào năm 1907. SKF là thương hiệu vòng bi số 1 thế giới. Vòng bi SKF được sử dụng với quy mô toàn cầu. SKF cung ứng hơn 30,000 loại vòng bi với đủ kích cỡ, cỡ nhỏ nhất đạt 0.003g, cỡ lớn nhất đạt 34 tấn. Chủng loại sản phẩm vòng bi gồm có: vòng bi cầu, vòng bi đũa, vòng bi đũa hình côn, vòng bi đỡ chặn tiếp xúc và các chủng loại khác.
Bạn chưa tìm được sản phẩm? Tìm thêm qua bộ lọc sản phẩm.
Vòng bi cầu tiếp xúc góc (hay tên tiếng anh là Angular contact ball bearings) là vòng bi có rãnh vòng trong và vòng ngoài được dịch chuyển tương đối với nhau theo hướng của trục vòng bi. Điều này có nghĩa là các ổ trục này được thiết kế để chịu tải trọng kết hợp, tức là đồng thời tác động tải trọng hướng tâm và hướng trục. Vòng bi tiếp xúc góc được dùng để sử dụng trong hộp số, máy bơm, động cơ điện và ly hợp hoặc các ứng dụng tốc độ cao khác. Chúng thường được sử dụng trong các ngành xử lý vật liệu, máy công cụ, nhà máy thép và năng lượng gió, …
VÒNG BI CẦU TIẾP XÚC GÓC LÀ GÌ ?
Vòng bi tiếp xúc góc (hay tên tiếng anh là Angular contact ball bearings) có vòng trong và vòng ngoài có thể dịch chuyển tương đối với nhau theo hướng của trục ổ lăn. Điều này có nghĩa là các vòng bi này được thiết kế để chịu tải trọng lớn hơn do lực hướng tâm và lực dọc trục tác động đồng thời.
Khả năng chịu tải dọc trục của góc vòng bi tăng khi góc tiếp xúc tăng. Góc tiếp xúc là được định nghĩa là góc tạo bởi đường nối hai điểm tiếp xúc của con lăn và rãnh lăn theo tiết diện hướng kính mà lực được truyền từ rãnh lăn này sang rãnh lăn kia, và đường thẳng nối với trục bi.
CẤU TẠO CỦA VÒNG BI CẦU TIẾP XÚC GÓC
VÒNG BI CẦU TIẾP XÚC GÓC ĐƯỢC ỨNG DỤNG Ở ĐÂU ?
Vòng bi tiếp xúc góc thường được sử dụng trong hộp số, máy bơm, động cơ điện, ly hợp và các ứng dụng tốc độ cao khác.
Dưới đây là một vài ví dụ về các ứng dụng có thể sử dụng ổ bi tiếp xúc góc:
PHÂN LOẠI VÒNG BI CẦU TIẾP XÚC GÓC
Vòng bi cầu tiếp xúc góc 1 dãy (Angular contact ball bearing single row)
Vòng bi tiếp xúc góc một dãy chỉ có thể chịu được tải trọng hướng trục theo một hướng. Loại vòng bi này thường được điều chỉnh theo vòng bi thứ hai. Các vòng chịu lực của chúng có vai trên và vai dưới và không thể tách rời.
Vòng bi tiếp xúc góc một dãy có các góc tiếp xúc là 25° và 40°. Có thể lắp riêng rẻ hoặc theo bộ khi khả năng chịu tải của một vòng bi tiếp xúc góc là không đủ hoặc cần chịu tải dọc trục theo cả hai hướng. Có 3 kiểu lắp cặp vòng bi tiếp xúc góc đó là lắp song song, đối lưng và đối mặt
Lắp song song :
– Được sử dụng khi khả năng chịu tải của một vòng bi là không đủ
– Chia sẻ tải trọng hướng tâm và hướng trục đều cho nhau
– Có các đường tải song song
– Có thể chịu tải hướng trục chỉ theo một hướng. Nếu tải hướng trục tác dụng theo cả hai hướng, một vòng bi thứ ba, được điều chỉnh ngược chiều cặp song song, phải được thêm vào.
Lắp đối lưng :
– Cung cấp một cặp vòng bi tương đối chắc chắn
– Có thể chịu được mô men làm trục bị nghiêng sang một bên
– Có thể chịu tải hướng trục theo cả hai hướng, nhưng mỗi vòng bi chỉ chịu tải hướng trục theo một hướng
Lắp đối mặt :
– Ít bị sai lệch theo phương ngang nhưng không chắc chắn như kiểu lắp đối lưng
– Có các đường tải hội tụ về phía trục của vòng bi
– Có thể chịu tải hướng trục theo cả hai hướng, nhưng mỗi vòng bi chỉ chịu tải hướng trục theo một hướng
Thông số của vòng bi cầu tiếp xúc góc một dãy
d: Đường kính lỗ trục (mm)
D: Đường kính ngoài (mm)
B: Bề dày vòng bi (mm)
d1: Đường kính vai của vòng trong (mặt lớn) (mm)
d2: Đường kính vai của vòng trong (mặt nhỏ) (mm)
D1: Đường kính vai của vòng ngoài (mặt lớn) (mm)
r1,2,3,4: Kích thước cạnh vát (mm)
Vòng bi cầu tiếp xúc góc 2 dãy (Angular contact ball bearing double row)
Vòng bi tiếp xúc góc hai dãy có cấu tạo gồm 2 dãy bi và được sắp xếp theo kiểu đấu lưng, nhờ đó vòng bi tiếp xúc góc hai dãy có thể chịu được tải hướng tâm và dọc trục theo cả hai hướng. Độ vững của vòng bi cũng được tăng cao hơn so với vòng bi tiếp xúc góc một dãy trong khi đó thì diện tích bố trí lại ít hơn so với lắp đặt cặp vòng bi tiếp xúc góc một dãy theo kiểu đấu lưng.
Thông số của vòng bi cầu tiếp xúc góc hai dãy
d: Đường kính lỗ trục (mm)
D: Đường kính ngoài (mm)
B: Bề dày vòng bi (mm)
d2: Đường kính hốc của vai vòng trong (mm)
D2: Đường kính hốc của vai vòng ngoài (mm)
r1,2: Kích thước cạnh vát (mm)
Vòng bi cầu tiếp xúc góc 4 điểm (Angular contact ball bearing four points contact)
Vòng bi tiếp xúc góc bốn điểm là ổ bi tiếp xúc góc một dãy hướng tâm với rãnh lăn được thiết kế để đỡ tải trọng dọc trục theo cả hai hướng. Đối với tải trọng dọc trục nhất định, tải trọng hướng tâm giới hạn cũng có thể được hỗ trợ. Các ổ trục có thể tách rời, nghĩa là vòng ngoài có cụm bi và vòng cách có thể được lắp riêng biệt với hai nửa vòng trong. Cả hai nửa vòng trong của ổ bi tiếp xúc bốn điểm SKF Explorer đều có vai lõm. Điều này giúp cải thiện lưu lượng dầu khi ổ trục được sử dụng kết hợp với ổ lăn hình trụ SKF. Ngoài ra, những hốc này có thể được sử dụng để thuận tiện cho việc tháo dỡ.