Hải Dương là một thương hiệu đến từ Việt Nam, nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đá cắt, đá nhám và đá mài. Các sản phẩm đá của Hải Dương có thể sử dụng để cắt và gia công các vật liệu như kim loại, gỗ, đá, thủy tinh, nhựa và các vật liệu khác. Tất cả các sản phẩm đá cắt, đá nhám và đá mài của Hải Dương đều được sản xuất từ nguyên liệu đá tự nhiên, qua quá trình chế biến và gia công hiện đại, có thể đảm bảo chất lượng và độ bền cao, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau trong các ngành công nghiệp, xây dựng và trang trí nội ngoại thất.
Bạn chưa tìm được sản phẩm? Tìm thêm qua bộ lọc sản phẩm.
Đá mài là một bộ phận quan trọng được dùng trong các máy mài, máy khoan. Nó dùng để mài mòn bề mặt sản phẩm, làm phẳng mịn bề mặt và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Đá mài được cấu tạo từ các hạt mài và chất kết dính. Những hạt mài này được làm từ kim cương, cao su, gốm,...
Đá mài là dụng cụ gia công mài mòn đươc gắn kèm cùng với máy khoan, máy mài đã trở nên vô cùng quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong đời sống và sản xuất như sản xuất đồ mỹ nghệ, gia công cơ khí, trong xây dựng,…
Đá mài có dạng hình tròn với nhiều kích cỡ khác nhau, được dùng để mài mòn bề mặt vật liệu, làm phẳng mịn bề mặt và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Khi gia công bằng đá mài, các hạt mài sẽ tiếp xúc với bề mặt phôi và sinh ra lực ma sát, lực ma sát có tác dụng mài mòn bề mặt phôi để tạo ra được bề mặt như mong muốn, nhưng bên cạnh đó cũng khiến cho hạt mài rơi ra khỏi đá mài tạo thành bụi mài.
Do vậy mà sau thời gian sử dụng thì đá mài sẽ giảm bớt độ sắc bén và phải thay thế sau một thời gian sử dụng sản phẩm, thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ và cách sử dụng đá mài.
Cấu tạo của đá mài
Đá mài được cấu tạo từ các hạt mài cùng với chất kết dính và một số chất phụ gia.
+ Chất liệu cấu tạo nên hạt mài là Oxit nhôm, Silicon Carbide,… khi mài thô nên dùng đá mài có cỡ hạt lớn hơn khi mài tinh.
+ Chất kết dính có công dụng kết dính các hạt mài, thường dùng như chất kết dính hữu cơ bakelit, vô cơ keramic, keo dính gốm, cao su,… chất kết dính quyết định độ cứng và độ bền của đá mài.
Cách chế tạo đá mài
+ Đầu tiên trộn đều hỗn hợp hạt mài và chất kết dính với tỷ lệ độ ẩm phù hợp (thường là 3-4%), sau đó đưa vào sàng lọc để loại bỏ những hạt có kích thước không phù hợp.
+ Tiếp theo tạo độ mịn và đều cho bề mặt đá mài, sau đó đổ hỗn hợp đã trộn vào khuôn phù hợp theo từng loại đá và kích thước.
+ Hỗn hợp tiếp tục được tác dụng lên đó một lực ép đủ mạnh để tạo ra viên đá thô, cuối cùng mang đi sấy khô và dán nhãn mác lên thành phẩm.
Đặc điểm của đá mài
Đá mài có công dụng mài nhẵn, đánh bóng bề mặt, định hình bề mặt sản phẩm, có thể sử dụng trên nhiều loại máy gia công thông dụng như máy mài hoặc máy khoan khác nhau.
Thông qua cấu tạo và cách chế tạo đá mài, có thể thấy được độ hạt, độ kết dính hay độ xốp là các yếu tố quan trọng khi nói về tính chất của đá mài.
Độ hạt của đá mài cho biết được số lượng hạt mài trên một diện tích của đá mài.
+ Độ hạt cao thì khả năng mài mòn lớn, đá mài sắc bén, thích hợp mài tinh hay dùng trong các trường hợp cần độ thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Đá mài có cấu trúc xốp (là các phần rỗng cực nhỏ xen lẫn bên trong thể tích của đá mài) nên sẽ có khoảng hở giữa các hạt mài, khi quay với tốc độ cao dễ tạo nên dòng khí lưu thông, cũng như làm cho dung dịch nguội cũng dễ thẩm thấu qua các khe hở của hạt mài, qua đó giúp làm nguội trực tiếp bề mặt gia công ở vùng mài.
Phân loại đá mài
Có nhiều cách để phân loại đá mài, tùy vào từng tiêu chí phân loại mà đá mài thành các loại tương ứng.
+ Đá mài bóng: để làm bóng bề mặt kính, gỗ, sắt, thép,… nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
+ Đá mài mịn: dùng để làm sạch các vết bẩn, vết sơn cũ lâu ngày, chuẩn bị cho phủ lớp sơn mới lên sản phẩm.
Trong lúc làm việc do lực tác dụng vào hạt mài tăng lên có thể làm cho hạt mài bị cùn đi và bong tróc ra khỏi bề mặt đá mài. Độ cứng của đá mài là khả năng chống lại sự tách rời của hạt mài khi có lực tác dụng của lực cắt..
+ Đá cứng có mức độ bong tróc hạt mài thấp hơn, thường để dùng để gia công các loại vật liệu mềm dẻo như nhôm, đồng,… không đòi hỏi cao về độ sắc của lưỡi cắt.
+ Đá mềm thì có độ bong tróc các hạt mài lớn hơn, khi các hạt bị bong tróc thì trên bề mặt đá mài tạo các hạt mài khác và lưỡi cắt sắc bén hơn, phù hợp cắt các loại vật liệu cứng.
Diện tích mặt tiếp xúc giữa đá mài và các chi tiết gia công càng lớn, hạt mài mòn càng nhanh.
+ Đá mài thép: với sức công phá lớn, thường được dùng để mài thô, mài các bề mặt kim loại như gang, thép, sắt, inox,...
+ Đá mài bê tông: thích hợp làm phẳng bề mặt bê tông và các loại bề mặt kim loại như thép, sắt, inox,...
+ Đá mài hợp kim: có cấu tạo là phần hợp kim mỏng gắn trên một đĩa thép, có khả năng mài mòn cực cao, mài được các loại thép siêu cứng như thép sau nhiệt luyện, thép hợp kim làm dao, thép hợp kim trong máy bay,...
Ứng dụng của đá mài
Đá mài được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, dùng để mài mòn, làm nhẵn bề mặt hoặc tạo hình phù hợp với mục đích cần sử dụng.
+ Dùng để mài dao, kéo, các dụng cụ đục bằng thủ công tại nhà
+ Dùng để làm phẳng bề mặt bê tông hoặc kim loại
+ Mài phá bề mặt dụng cụ, tẩy bavia mối hàn, vật đúc
+ Dùng để làm nhẵn vị trí cắt, góc cạnh của các đồ dùng kim loại, sắt thép, inox,…
Với khả năng mài nhanh, không làm xước bề mặt, có thể ứng dụng đa dạng cho nhiều loại vật kim loại hoặc phi kim.
Một số loại đá mài phổ biến
Thương hiệu sản xuất đá mài được dùng phổ biến, được đảm bảo tốt về cả chất lượng và giá thành, chẳng hạn như đá mài từ thương hiệu Hải Dương, Bosch, Makita, Tailin,…