Tìm theo

Danh mục

Máy nén khí là gì? Cấu tạo máy nén khí (Mới 2023)

Máy nén khí là gì? Cấu tạo máy nén khí (Mới 2023)

Trong công việc bạn thường nghe nhắc đến máy nén khí. Vậy máy nén khí là gì? Cấu tạo của máy nén khi như thế nào và có bao nhiêu loại máy nén khí? Đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của Mecsu để tìm hiểu tất tần tật các thông tin về máy nén khí bạn nhé.

Máy nén khí là gì?

may nen khi la gi

Máy nén khí là một loại thiết bị máy móc có chức năng thực hiện làm tăng áp chất khí và chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng động lực (bằng cách sử dụng khí nén).

→ Cấu tạo máy nén khí

Cấu tạo của máy nén khí bao gồm các bộ phận sau:

  • Bình chứa khí

binh chua khi nen

Là bộ phận có chức năng tích trữ lượng khí nén và duy trì áp suất trong hệ thống không giảm xuống một cách đột ngột. Có nhiều loại bình chứa khí như bình chứa khí áp suất cao, bình chứa khí áp suất thấp, bình chứa khí sử dụng thép không gỉ.

  • Thiết bị xử lý khí nén

thiet bi xu ly khi nen

Là bộ phận có công dụng loại bỏ những chất bẩn, giúp khí nén được sạch và chất lượng khi sử dụng. Khí nén sẽ trải qua các bước xử lý lần lượt là phương pháp sấy khô (phương pháp hấp thụ hoặc máy sấy khí), lọc khí khô, lọc khí tinh.

  • Thiết bị phụ trợ khác

Bên cạnh 2 thiết bị quan trọng trên thì còn có một số thiệt bị phụ trợ khác như các bộ tự động xả nước , đồng hồ áp suất, bộ phận làm mát sơ bộ khí nén,… ngoài ra còn nhiều thiết bị khác phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng theo từng mục đích cụ thể.

→ Công dụng máy nén khí

cong dung cua may nen khi

Máy nén khí được sử dụng rộng rãi trong đời sống, dưới đây là một số công dụng phổ biến nhất:

  • Đối với ngành bảo dưỡng xe: Giúp quá trình làm vệ sinh xe được sạch hơn như loại bỏ bụi bẩn, xì khô xe, hỗ trợ cầu nâng và bình phun bọt tuyết làm việc hiểu quả.
  • Đối với ngành công nghiệp: Dựa vào đặc điểm có động lực rất mạnh nên máy nén được sử dụng để thăm dò độ sâu.
  • Đối với ngành y tế: Giúp đẩy nhanh quá trình sấy khô thiết bị y tế, các nguyên liệu khác và phun rửa vỏ thuốc.
  • Đối với ngành chế tạo: Giúp tạo áp lực để tác động trong việc phun sơn, bắn ốc hoặc vít,…

→ Nguyên lý hoạt động

Máy nén khí hoạt động theo một trong những các nguyên lý sau, mà bạn có thể tham khảo:

nguyen ly hoat dong may nen khi

Hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích

Khi không khí được dẫn vào buồng chứa, làm diện tích buồng chứa thu nhỏ lại và áp suất sẽ tăng lên (áp dụng theo định luật Boyle-Matiotte).

Hoạt động theo nguyên lý động năng

Khi không khí được dẫn vào buồng chứa, một bộ phận quay sẽ gia tốc không khí với tốc độ cao. Dựa vào sự chênh lệch vận tốc nên áp suất khí nén sẽ tăng lên.

Hoạt động theo nguyên lý ăn khớp

Khi khí được bươm vào, 2 trục vít của máy quay sẽ quay ngược chiều nhau (gọi là quá trình ăn khớp). Lúc trục quay nhanh, không khí được hút vào trong vỏ, đi qua cửa nạp và truyền vào buồng khí giữa các trục vít.

→ Tại sao phải thay dầu máy nén khí thường xuyên?

tai sao phai thay dau may nen khi

Việc thay dầu máy nén khí thường xuyên sẽ có những lợi ích cho máy như:

  • Hạn chế tối đa được sự ăn mòn, giúp máy chuyển động được nhẹ nhàng và êm ái hơn;
  • Giúp lấp đầy các khoảng trống của khe hở trục vít, hỗ trợ cho việc nén khí
  • Là dùng môi làm mát cho trục vít, tạo điều kiện động cơ máy vận hành ổn định;
  • Làm sạch mọi tạp chất, chất bẩn bám lên bề mặt của động cơ.

→ Thủ tục nhập khẩu máy nén khí?

thu tuc nhap khau may nen khi

Dưới đây sẽ là các bước làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Tiến hành phân loại máy nén khí trước khi làm thủ tục;
  • Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các tờ khai liên quan đến việc nhập khẩu máy nén khí;
  • Bước 3: Dựa theo pháp lý và thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng của nhà nước về việc nhập khẩu máy nén khí;
  • Bước 4: Thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy kiểm tra máy nén khí nhập khẩu;
  • Bước 5: Nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan;
  • Bước 6: Chủ động liên hệ trung tâm kiểm định để lấy mẫu và cấp chứng nhận hợp quy của máy nén khí nhập khẩu;
  • Bước 7: Thực hiện nộp hồ sơ bổ sung cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội để hoàn thành thủ tục kiểm tra nhà nước;
  • Bước 8: Đi nộp kết quả kiểm tra chất lượng cho cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục nhập khẩu máy.

Phân loại máy nén khí

Mecsu.vn giới thiệu đến bạn một số loại máy nén khí phổ biến nhất hiện nay:

#1 Máy nén hơi piston

may nen hoi piston

Loại máy nén khí này được sử dụng để biến đổi năng lượng của khí bằng sự hỗ trợ của piston, piston tạo ra khí nén với áp suất cao.

#2 Máy nén khí trục vít

may nen khi truc vit

Là loại máy nén sử dụng bánh vít, máy bao gồm 2 cuộn là chèn hình xoắn ốc giúp nén khí.

#3 Máy nén khí ly tâm

may nen khi ly tam

Loại máy nén này sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt/ bánh đẩy để ép khí vào bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí. Lúc này, năng lượng của tốc độ thành áp suất nhờ vào bộ phận khuếch tán.

Máy nén khí bao gồm những phụ kiện nào?

Dưới đây sẽ là một số phụ kiện không thể thiếu của một máy nén khí. Hãy cùng Mecsu.vn tìm hiểu thông tin về những phụ kiện này nhé:

#1 Van điều khiển máy nén khí

van dieu khien may nen khi

Đây là phụ kiện có chức năng điều chỉnh dòng năng lượng, bên cạnh đó còn có chức năng điều khiển chuyển động của dòng khí đi vào máy nén khí.

#2 Van tiết lưu

Van tiết lưu khí nén 1 chiều

Van tiết lưu có nhiệm vụ chính là điều chỉnh lưu lương của dòng chảy, về thời gian thì cũng như chuyển đổi được vị trí van đảo chiều.

#3 Van áp suất

van ap suat may nen khi

Van áp suất gồm có van điều chỉnh áp suất và van an toàn để đảm bảo áp suất máy nén khí luôn đạt ở mức quy định và đảm bảo được sự an toàn ngăn áp suất không vượt quá giới hạn cho phép.

#4 Bộ lọc khí

bo loc khi may nen khi

Phụ kiện này có chức năng bảo vệ máy nén khí tránh khỏi những bụi bẩn theo vào từ bên ngoài không khí theo đường ống dẫn khí.

#5 Bộ lọc dầu

 

bo loc dau may nen khi

Chức năng của bộ lọc dầu cũng gần tương tự như bộ lọc khí là lọc lớp bụi bẩn cũng như cặn bã bên trong lớp dầu, để dầu sạch cho máy nén khí hoạt động tốt. Loại bỏ tối đa trường hợp cặn dầu và bụi bẫn làm máy bị tắt ngẵn.

#6 Lọc tách dầu

loc tach dau may nen khi

Phụ kiện này được sử dụng rất nhiều cho loại máy nén khí trục vít, có chức năng tách dầu ra khỏi máy nén nhằm đảm bảo cho lượng khí nén thoát ra được sạch không bị lẫn với dầu cung cấp cho các thiết bị cần thiết.

Hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí

→ Cài đặt mở tải áp suất

cai dat mo tai ap suat khi nen

Bạn có thể tham khảo các bước sau để tiến hành cài đặt mở tải áp suất cho máy nén khí:

  • Thực hiện đầu tiên tại bình chứa khí trống: Khởi động máy nén và để chạy cho đến khi áp suất ngắt tải.
  • Chọn một bộ van xả để xả khí chậm chậm cho khí được thoát ra ngoài và quan sát áp suất tụt như thế nào.
  • Đợi đến khi nào máy khởi động thì ghi lại áp suất (áp suất mở tải).
  • Quan sát và điều chỉnh áp suất mở tải sao cho khớp với vít cài đặt to (sẽ quay theo chiều kim đồng hồ để đến áp suất ngắt tải).
  • Đóng van xả khí lại, máy sẽ tiếp tục hoạt động đến khi đạt được áp suất ngắt tải.

* Hãy lặp lại chu trình cho đến khi đạt được mốc cài đặt áp suất mở tại.

→ Cài đặt ngắt tải áp suất

Quy trình này cũng gần tương tự như quy trình ngắt tải áp suất, bạn chỉ cần vặn vít cho chế độ chênh áp, nếu không có bạn sẽ thấy nút bậc áp suất thuộc loại điều chỉnh cố định

cai dat ngat tai ap suat khi nen

  • Ghi áp suất vào lúc máy dừng hẳn (lần cuối), sau đó quan sát nó chạy lại.
  • Việc điều chỉnh độ chênh áp tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi bạn, muốn tăng vặn theo chiều kim đồng hồ, muốn giảm thì xoay ngược chiều kim đồng hồ.
  • Thực hiện mở van xả khí, đợi đến khi độ tụt áp đủ thấp để khởi động lại máy rồi đóng van lại.
  • Tiếp tục đợi đến khi máy nén dừng thì kiểm tra áp suất ngắt áp.

* Tiếp tục thực hiện lặp lại chu trình đến khi đạt được mốc cài đặt.

Hướng dẫn cách thay dầu máy nén khí

cach thay dau may nen khi

Bước 1: Dừng hoạt động máy nén khí

- Để máy nén khí dừng hoạt động bạn chỉ cần nhấn nút Stop, tiếp theo là ngắt nguồn điện. Sau đó bạn đợi thêm khoảng 10 phút - 15 phút để nhiệt độ và áp suất máy giảm mức thấp nhất.

Bước 2: Thay vỏ máy

Đầu tiên hãy tháo nút bịt nối vào bình xả dầu, nhớ đặt khay đựng dầu ở phía dưới van xả. Làm vậy để dầu chảy ra hết rồi đóng van lại, vặn nút bịt kín của đường ống dầu.

Tại vị trí nút bịt kín bộ làm mát dầu đặt ở phía dưới một khay đựng dầu. Cần để ý dầu chảy ra hết rồi mới tiến hành lắp lại nút bịt kín két làm mát dầu.

Bước 3: Đổ dầu vào

Tiến hành đổ dầu vào, chú ý khi lượng dầu quá giữa 2 vạch thang đo dầu là đạt tiêu chuẩn, quay lại thực hiện lắp thiết bị theo đúng thứ tự.

 Mời anh em đọc thêm bài viết:

Vậy là anh em đã tìm hiểu được chi tiết về máy nén khí, hi vọng rằng bài chia sẻ về máy nén khí ở trên của mình có thể giúp bạn nắm rõ kiến thức và dễ dàng lựa chọn được dòng máy tìm mua cho mình khi cần thiết.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn