Bạn chưa tìm được sản phẩm? Tìm thêm qua bộ lọc sản phẩm.
Mũi doa được sử dụng để mở rộng lỗ tới một kích thước chính xác và làm nhẵn bề mặt lỗ. Thao tác doa có thể sử dụng bằng máy CNC, máy cơ, hoặc làm bằng tay. Không bao giờ xoay mũi doa theo hướng ngược lại của vết cắt. Điều này sẽ làm hỏng độ chính xác và độ bóng của thành lỗ.
Doa Máy: Doa Máy được sử dụng trong máy khoan, máy tiện, Máy phay và các máy công cụ khác. Cán dao có dạng tròn hoặc côn và đầu cắt của mũi doa được mài với góc vát 45 ° để dễ dàng vào lỗ.
Doa Tay: Doa tay có một phần hình vuông ở cuối chuôi để dao doa có thể được quay bằng tay với cờ lê có thể điều chỉnh hoặc chìa vặn tay cầm thẳng. Hầu hết các máy doa tay đều có độ côn nhẹ ở đầu cắt để dễ dàng vào lỗ.
Mũi Doa thường được dùng trong gia công tinh lỗ sau khi đã khoan, khoét hoặc phay mở rộng lỗ, thuật ngữ chuyên ngành cơ khí Reamer ,với mục đích nâng cao độ chính xác của lỗ khoan, làm bóng lỗ, đảm bảo độ đồng tâm, tránh côn khi gia công lỗ nhỏ, sâu v..v
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay thì Doa sẽ đạt hiệu quả tối ưu khi được ứng dụng trên các loại máy CNC như Máy khoan, máy phay và máy tiện
Các loại mũi doa phổ biến hiện nay:
Trên thị trường có nhiều loại doa, tuy nhiên tùy thuộc vào cấu tạo và tính năng chúng ta có các loại như doa máy, doa tay, doa côn, doa thẳng, doa tăng v..v
Doa tay
Bản chất quá trình cắt và các chuyển động giống như doa máy, nhưng ở đây các chuyển động cắt được thực hiện bằng tay. Nếu thao tác tay nhịp nhàng, uyển chuyển thì doa tay có thể đạt độ chính xác cao hơn doa máy. Mũi doa tay khác mũi doa máy ở chỗ mũi doa tay và có góc ϕ nhỏ hơn và phần dẫn hướng dài so với dao doa máy.
Các yếu tố về kết cấu khi doa:
Tuỳ theo đường kính lỗ gia công mà mũi doa có kết cấu khác nhau. Có thể có các mũi doa răng liền, doa răng chắp (điều chỉnh theo đường kính). Các răng doa có thể làm bằng thép carbon, thép hợp kim dụng cụ, thép gió hoặc hợp kim cứng. Cũng như mũi khoan, khoét, mũi doa cũng có 3 phần: phần làm việc, cổ doa và chuôi.
Vật liệu mũi doa:
Thép gió (HSS): Đây là vật liệu thông dụng nhất hiện nay cho cả mũi doa tay và mũi doa máy.
Thép gió Cobalt (HSS-Co): Về chất liệu và hiệu quả thì sản phẩm này tốt hơn thép gió HSS đến 25%, ngoài ra chúng còn có độ bền và tuổi thọ cao hơn HSS. Chúng được sử dụng trên tất cả các vật liệu như hợp kim niken cao, thép, hợp kim inconel và hợp kim titanium.
Thép hợp kim cứng carbide: Sản phẩm này có thể chịu được sự mài mòn tốt và luôn giữ lại được độ sắc bén khi ở nhiệt cao hơn thép gió HSS, được sử dụng chủ yếu cho gang, kim loại màu, nhựa plastic và thép có độ cứng cao, bạn cần lưu ý đối với mũi doa carbide thì bạn phải sử dụng trên máy gia công phù hợp.
Ngoài ra còn có thép gió HSS phủ TiN (Titanium) hoặc TiAlN (Titanium Aluminum Nitride) giúp nâng cao khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt tốt.
Những lưu ý khi sử dụng mũi doa
Vấn đề bạn gặp phải khi doa đó là độ chính xác và độ bóng bề mặt của lỗ doa, độ bền và tính lặp lại khi gia công do đó kỹ thuật viên cần tra cứu cụ thể chế độ cắt, ưu điểm của từng loại doa do các nhà sản xuất đưa ra, đặc biệt lượng dư để lại trước khi doa. Trước khi doa chúng ta cần kiểm tra độ đảo của dao, sau đó doa thử vài lỗ gia công và dùng dụng cụ đo như panme để kiểm tra độ chính xác của lỗ sau gia công, chú ý thêm tính ổn định lặp lại.